Học tập đạo đức HCM

Mô hình phát triển kinh tế gò đồi hiệu quả

Thứ bảy - 05/03/2016 21:09
Phát huy thế mạnh từ vùng đất gò đồi, nhiều hộ dân ở phía Tây huyện Hải Lăng đã mạnh dạn đầu tư để phát triển mô hình kinh tế trang trại. Với việc học hỏi kinh nghiệm và phát triển chăn nuôi, trồng trọt phù hợp đặc thù thổ nhưỡng nên nhiều gia đình đã có thu nhập cao. Mô hình kinh tế của anh Nguyễn Đạo Trạch, thôn Tân Diên, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng là một trong những mô hình tiêu biểu trên vùng gò đồi nơi đây.
Anh Nguyễn Đạo Trạch cho cá ăn

Anh Nguyễn Đạo Trạch cho cá ăn

3 năm về trước, anh Nguyễn Đạo Trạch đã rời vùng quê đồng bằng để lên lập nghiệp ở vùng đất Tân Diên, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng. Trên diện tích 3 héc ta, từ nguồn vốn ban đầu chỉ 15 triệu đồng, anh đã mạnh dạn phát triển kinh tế với mô hình vườn – rừng – ao – chuồng. Cùng với sự hỗ trợ của những người đi trước thì với anh Trạch, kinh nghiệm học hỏi được là điều quan trọng để chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả tại vùng gò đồi này.
 
Sau một thời gian đầu tư phát triển, hiện nay anh đang sở hữu trang trại với 2 héc ta rừng tràm, 30 con lợn thịt, 200 con gà và 300 ngan, vịt và 1 héc ta ao nuôi cá mè, cá trắm. Theo ước tính, mỗi năm mô hình trang trại này cho gia đình anh thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Để đưa lại hiệu quả trong phát triển kinh tế, anh đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật làm sao con nuôi và cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, với việc trồng rừng, anh đã áp dụng trồng giâm hom, cây vừa sinh trưởng nhanh lại vừa cho sản lượng cao và giá trị kinh tế hơn hẳn.

Anh Nguyễn Đạo Trạch là một trong những tấm gương dám nghĩ, dám làm để phát triển kinh tế trên vùng đất khó. Không dừng lại ở đó, anh còn mong muốn được mở rộng mô hình để nuôi thêm bò, dê, thỏ nhưng vẫn còn thiếu nguồn vốn để đầu tư. Thiết nghĩ, để mở rộng phát triển kinh tế, cùng với nỗ lực của người dân thì sự quan tâm, đầu tư về vốn, khoa học kỹ thuật là cần thiết để những người như anh Trạch có thể mở rộng mô hình kinh tế và tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho lao động vùng nông thôn./.
Theo Quangtritv
 Tags: mô hình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập391
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại221,059
  • Tổng lượt truy cập90,284,452
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây