Học tập đạo đức HCM

Mô hình trang trại cho doanh thu gần 4 tỷ đồng/năm

Thứ bảy - 18/08/2018 05:53
Từ sự khuyến khích, tạo điều kiện của chính quyền địa phương bằng việc cho thuê đất cộng với sự chịu khó, cần cù và quyết tâm làm giàu của mình, ông Nguyễn Hữu Chánh, xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện thành công mô hình kinh tế tổng hợp vườn-ao-chuồng, cho doanh thu mỗi năm gần 4 tỷ đồng.
Chú thích ảnh
Ông Chánh chăm sóc vườn quýt. Ảnh: Phước Ngọc/TTXVN

Ý định làm giàu của ông Chánh khởi nguồn từ năm 2001. Khi đó, với suy nghĩ bản thân phải bám quê hương phát triển kinh tế, biến đất cằn cho quả ngọt, ông khai hoang trồng sắn, ngô. Nhưng kết quả đem lại không như ý muốn, ông liên tiếp thất bại.

 

Mãi đến năm 2010, “sức nóng” của chương trình nông thôn mới lan tỏa rộng khắp các thôn, xóm; chính quyền địa phương cũng chủ trương cho nông dân thuê đất phát triển gia trại, trang trại. Nắm được thời cơ, ông Chánh mạnh dạn dùng số tiền tích cóp được cộng với vốn vay ngân hàng thuê lại 2 ha đất vườn theo hình thức dài hạn để đầu tư mô hình vườn-ao-chuồng.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ông dành khoảng 2.000 m2 để xây chuồng trại nuôi lợn nái, lợn thịt; đào 3.000m2 ao để thả cá. Sau thời gian thực hiện, nhận thấy việc làm ăn ngày càng ổn định, thu nhập khá giả dần lên, ông Chánh quyết định tận dụng số diện tích đất còn lại để trồng hàng trăm gốc nhãn lồng, bưởi da xanh, quýt, cau và thả nuôi quanh vườn hàng nghìn con gà, vịt các loại. Những loại trái cây xuất xứ tận miền Nam đã "bén duyên” với vùng đất khó Hành Minh, phát triển xanh tươi, ít bệnh sâu bệnh, cho năng suất quả cao. Vật nuôi sinh trưởng khỏe mạnh, hiếm khi bị mắc dịch.

 

Chú thích ảnh
Mô hình vườn-ao-chuồng kết hợp của đình ông Nguyễn Hữu Chánh cho doanh thu gần 4 tỷ đồng/năm. Ảnh: Phước Ngọc/TTXVN
 

Ông Chánh chia sẻ: “Mô hình kinh tế tổng hợp vườn - ao - chuồng thực sự là hướng đi hiệu quả cho người nông dân. Tôi có thể tận dụng phân từ chăn nuôi để bón cho cây trồng, hoặc những chế phẩm dư thừa làm thức ăn cho cá. Tôi ví nó như một vòng tuần hoàn khép kín”.

Hiện ông Chánh đang duy trì khoảng 50 con lợn nái và hơn 1.000 con lợn thịt lớn, nhỏ. Đặc biệt hơn, sau khi được Hội Nông dân cho đi tham quan tại nước ngoài về, ông còn tự mày mò, nhân giống thành công nên giảm đáng kể chi phí đầu vào so với các hộ chăn nuôi khác trên địa bàn. Lợn bán theo kiểu gối đầu, mỗi lần xuất ông thu về tiền tỷ. Các cây ăn quả bán quanh năm, mỗi khi trúng thời điểm giá cao có thể thu về từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/vụ. Theo tính toán, tổng doanh thu mỗi năm không dưới 3,6 tỷ đồng, trừ chi phí, ông Chánh lãi ròng 600 triệu đồng.

“Nếu nông dân nào muốn học hỏi thì cứ đến đây, tôi sẽ hướng dẫn nhiệt tình để họ vươn lên thoát nghèo như mình, thậm chí hơn hẳn mình nữa”- ông Chánh cho hay.

Ông Từ Văn Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong lúc ngành chăn nuôi thăng trầm nhất, khủng hoảng về giá cả thì trang trại của ông Chánh vẫn ổn định. Thậm chí, nhiều người còn đặt vấn đề mua lại lợn giống nhưng ông không đủ nguồn cung. Điều đó, cho thấy xu hướng phát triển của mô hình là tương đối bền vững. Hội cũng đã đề ra mục tiêu lâu dài là mở các lớp tập huấn để nông dân các xã trong huyện được tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau thực hiện nhiều hơn nữa những mô hình hay, cách làm sáng tạo như ông Chánh”.

Với những thành quả đạt được, ông Chánh vinh dự đứng vào top 69 nông dân tiêu biểu của cả nước được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen tại Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V năm 2017 tổ chức tại Hà Nội.
Theo Vĩnh Trọng/baotintuc.vn

 
Vĩnh 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm165
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại826,930
  • Tổng lượt truy cập88,182,000
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây