Học tập đạo đức HCM

Một vùng nông thôn năng động

Thứ bảy - 16/06/2018 08:46

Nhiệm kỳ 2013-2018, các cấp Hội Nông dân (ND) H. Hòa Vang, Đà Nẵng đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra; góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, thu nhập người dân được cải thiện, đời sống tinh thần được nâng cao. Nhiều nông dân đã chủ động và năng động hơn, dám nghĩ, dám làm, chủ động tiếp cận với tiến bộ khoa học-kỹ thuật, áp dụng phương pháp canh tác mới và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Mặt khác, nhiều nông dân còn tận dụng triệt để những khoảng đất trống, hoang hóa để trồng và chăn nuôi tạo thêm thu nhập.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Võ Công Trí kiểm tra hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn ở xã Hòa Khương.

Một trong những kết quả nổi bật của các cấp Hội ND huyện nhiệm kỳ qua là ngoài việc vận động hiến đất, mở đường hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân quản lý và hưởng lợi"; các hội viên nông dân còn đóng góp 15,7 tỷ đồng, 14.761 công lao động làm mới 342km đường liên thôn, kiệt hẻm, giao thông nội đồng, sửa chữa, nâng cấp 115 cầu cống, kiên cố hóa 250km kênh mương. Cuối năm 2015, Hòa Vang được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Huyện cũng đã hình thành 5 vùng trồng lúa hữu cơ với diện tích hơn 100ha trong tổng số diện tích gieo sạ lúa toàn huyện 2.500ha với năng suất bình quân đạt 60-62 tạ/ha/năm; 2 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao rộng 90ha; 6 vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và sản xuất rau an toàn rộng 350ha... Ngoài việc hỗ trợ hội viên về vốn, đầu tư thiết bị sản xuất, tiếp cận khoa học-kỹ thuật; thông tin xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản nông sản; Hội ND các cấp còn vận động 1,89 tỷ đồng, 1.580 ngày công, 400 tấn lương thực, thực phẩm, cây, con giống trị giá 3,14 tỷ đồng hỗ trợ cho 1.090 hộ hội viên có hoàn cảnh khó khăn; trực tiếp giúp 164 hội viên thoát nghèo theo tiêu chí mới của TP và xóa 10 nhà tạm. Đồng thời, đảm nhận xây dựng các tuyến đường nông thôn xanh-sạch-đẹp, thực hiện vệ sinh môi trường, đầu tư các mô hình bảo vệ môi trường nông thôn... Bình quân hằng năm, huyện có 1.813 hộ đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi" các cấp; trong đó, có nhiều mô hình đạt hiệu quả cao với thu nhập từ 300-500 triệu đồng/năm, như mô hình trồng hoa ở các xã Hòa Châu, Hòa Liên, nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Hòa Liên, nuôi cá nước ngọt, rau an toàn ở xã Hòa Khương, Hòa Phong... 

Những ngày này, về Hòa Vang nghe nông dân kể chuyện "bám nghề" đã đọng lại trong chúng tôi biết bao niềm vui, người nông dân đã bước đầu làm chủ được xu hướng sản xuất, duy trì mô hình kinh tế bền vững và cả những thuận lợi, khó khăn. Song, cái chính là họ biết suy tính, chịu khó "dầm mưa, dãi nắng" gắn bó với ruộng vườn, mạnh dạn phá bỏ nếp nghĩ cũ và biết tích lũy, thể hiện tinh thần vì xóm làng, vì vùng đất mình đang sống. Người thì nuôi trồng thủy sản theo mô hình trang trại, ao vườn, người thì phát triển chăn nuôi gia súc, mở rộng diện tích ươm giống cây trồng... Và, để phát huy sự sáng tạo của các hội viên nông dân, nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Hội ND huyện tiếp tục có nhiều biện pháp khuyến khích, nhân rộng gắn với các phong trào lớn của Hội. Trong đó phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững phải phát triển mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu, thu hút các hội viên tham gia, hỗ trợ nhau về vốn, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm, cùng với khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động và những lợi thế của địa phương để thúc đẩy kinh tế địa phương tăng trưởng và phát triển; góp phần tạo nên sự thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

VY HẬU/cadn.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập516
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm512
  • Hôm nay71,415
  • Tháng hiện tại730,742
  • Tổng lượt truy cập93,108,406
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây