Học tập đạo đức HCM

Muôn nẻo làm giàu từ VAC

Thứ hai - 20/11/2017 04:14
Được biết, ngày càng có nhiều người khởi nghiệp, làm giàu bền vững từ VAC, bất chấp cả vùng khó canh tác. Nhờ áp dụng công nghệ cao, chỉ cần mảnh vườn nhỏ, đã có thể làm giàu.

Đồng Hới: Muốn giàu quay về làm vườn

 Hưởng ứng phong trào phụ nữ lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc do TP.Đồng Hới (Quảng Bình) phát động, đã có nhiều tấm gương phụ nữ cần cù, chịu khó, vươn lên làm giàu chính đáng từ kinh tế VAC. Nổi bật trong số đó là chị Hoàng Thị Hoài thôn 4, xã Lộc Ninh.

Năm 2014, lập nghiệp với số vốn khiêm tốn, trang trại của chị thiếu kinh nghiệm, dịch bệnh nhiều nên thu nhập thấp, chưa có lãi. Không đầu hàng, chị động viên chồng kiên trì theo đuổi mục đích, lập kế hoạch chi tiết kèm theo điều kiện để đảm bảo thành công. Tiếp đến, tranh thủ tham quan, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ mô hình của bạn bè trong tỉnh.

Trang trại VAC của chị Hoài thu nhập gần 300 triệu đồng/năm

Mặt khác, với sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ, chị được vay vốn, tham dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Sau 2 năm, mô hình VAC của chị đã thu được nhiều kết quả khích lệ. Hiện, trang trại của chị Hoài thường xuyên có 70 con lợn thịt, 9 lợn nái, 400 gà thả vườn, 10 con bò. Ngoài ra, vợ chồng chị còn đầu tư 5ha hồ cá với đủ các loại: rô, trắm, mè... Hầu như quanh năm đều có thu nhập từ đây.

Không dừng lại ở đó, chị Hoài còn trồng 2.000m2 cỏ VA06 để làm thức ăn cho bò và 200 gốc ổi lê Đài Loan... Đa dạng hóa cây trồng, xen canh nhiều loại cây, tận dụng đất đai theo hướng lấy ngắn nuôi dài, để tạo nguồn thu đều đặn trong năm, đó là bí quyết thành công của chị.

Từ chỗ chỉ có một số vốn ít ỏi, đến nay trang trại của chị Hoài đã lãi ròng 190 - 300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 2 lao động thường xuyên với mức lương ổn định 3-5 triệu đồng/tháng và 2 lao động thời vụ.

Dự kiến, năm 2018, chị sẽ thử nghiệm nuôi lợn rừng, gà sao, thỏ... để chuyển dần sang con nuôi đặc sản, cho thu nhập cao hơn, thay thế các con nuôi truyền thống, đưa kinh tế gia đình giàu có, bền vững hơn.

“Mướt mắt” vườn rau thủy canh 350m2 

Dù đã ở tuổi 70 nhưng bà Nguyễn Thị Bích Khương, phường Bắc Hà (TP.Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn đam mê làm nông dân từ mô hình vườn rau thủy canh an toàn, năng suất cao.

Vốn đam mê nghề nông và mong muốn trồng rau sạch cho thành phố bà Khương đã vào tận Đà Lạt (Lâm Đồng) để học hỏi. Năm 2016, dồn vốn liếng có được cùng sự giúp đỡ của con cháu, bà đầu tư trang trại rau thủy canh tại thôn Nam Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà.

Sau khi lên ý tưởng, bà liên hệ với Công ty Rau sạch Bùi Gia Phát (TP.Hà Tĩnh) để lắp đặt, thiết kế, tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Việc đầu tư khá tốn kém bao gồm nhà kính, hệ thống dẫn nước, dàn đỡ, giá thể, máy bơm và hạt giống… trong đó, nhiều thiết bị và hạt giống phải nhập từ nước ngoài.

Rau trồng theo phương pháp thủy canh,  không phải làm đất, không sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ nhưng năng suất cao hơn phương pháp thông thường 25 - 50%. Với diện tích 350m2, 20 giàn đỡ, khu vườn đã có 3.000 cây và 300 củ, quả; chủ yếu là cải ngũ sắc, cải bó xôi, xà lách Mỹ. Dinh dưỡng được pha trong nước, tự động luân chảy 24/24h nên cây phát triển đều, non xanh và không bị sâu bệnh.                      

Bà Khương trong vườn rau thủy canh

Sau khi gieo 45 ngày, bà đã có thể thu hoạch những chậu cây “xanh mướt” như thế này, trọng lượng trên dưới 200g/cây. Ưu điểm là: tỷ lệ hư hao rất ít, gần như lá nào cũng dùng được, do khâu bảo quản tốt và tuyệt nhiên không bị lấm đất. Sản phẩm sau khi thu hoạch được bọc bao nilong, an toàn, vệ sinh sạch sẽ. Thời gian tới, bà Khương sẽ làm thủ tục đăng kí kiểm định an toàn và truy xuất nguồn gốc. Hiện toàn bộ rau sạch của bà được Trường Mầm non tư thục Nguyễn Du bao tiêu. 

Bội thu củ cải trên đất cát trắng

Mặc dù mới thu hoạch “tỉa”, nhưng củ cải trồng trên đất cát trắng ven biển tại 2 huyện Cẩm Xuyên, Cẩm Hòa (Hà Tĩnh) đã đạt bình quân 20 tấn/ha, cao nhất từ trước tới nay. Không chỉ về lượng, giá bán cũng cao gấp nhiều lần so năm trước.

Hiện, với 4 ha đất cát trắng, HTX Sản xuất rau, củ, quả Hà Trung xã Cẩm Hà (Cẩm Xuyên) đã bán ra thị trường trên 20 tấn; chủ yếu nhập sỉ, 12.000 đồng/kg, cao gấp 4-5 lần so năm ngoái.

Bà con  vùng bãi ngang phấn khởi khi củ cải trắng vừa bội thu, vừa được giá.

 Giám đốc HTX, bà Trần Thị Việt Hà, cho biết: “Lứa củ có thời gian sinh trưởng lâu nhất là 43 ngày, được trồng từ đầu tháng 10, lúc đó thời tiết ấm nên cây dễ sinh trưởng. Mấy hôm nay, chúng tôi đang thu “bói”, củ  to thu hoạch trước, còn lại rải từ nay đến Tết Nguyên Đán. Phấn khởi nhất là giá cả và thành phẩm tăng cao. Năm nay, lá và củ đều được thu mua, nếu so với trước chỉ thu củ (không thu lá), thì giá phải tăng lên 6 lần. Thuận lợi nhất là thời gian sinh trưởng của củ cải ngắn nên dễ gối vụ. Hiện, chúng tôi đã có kế hoạch hàng Tết, trong đó, củ cải vẫn là cây  chủ lực; ngoài ra còn hành tăm, ngò, ớt cay...

Cũng như  Cẩm Xuyên , HTX Hoàng Chu (Cẩm Hòa), đã phủ kín 3 ha củ cải trắng., mặc dù thời tiết từ đầu vụ đông đến nay mưa nhiều, nhưng nhờ quy trình chăm sóc tốt nên cây cho củ đều, chắc.

Giám đốc HTX cho biết: Năm 2016, 2 ha củ cải cho năng suất 20 tấn/ha, thu lãi 80 triệu đồng; năm nay, nhờ làm sớm, từ đầu tháng 9 nên được cả thị trường lẫn giá. Hiện, giá bán sỉ 14.000 đồng/kg, trừ chi phí,  thu lãi 200 triệu đồng, dự kiến, sẽ mở rộng thêm 1,5 mẫu nữa kể kịp phục vụ Tết.  Đầu ra, chủ yếu là TP Hà Tĩnh, HTX đang có kế hoạch kết nối với những thị trường lớn hơn trong và ngoài tỉnh.

 Quỳnh Lưu: Sản xuất rau che phủ lưới hiệu quả cao

Với diện tích 450m2, ông Đậu Đức Tình ở xóm 7, xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu - Nghệ An) đầu tư 12 triệu đồng mua cọc sắt, lưới để che phủ trồng cà chua, bắp cải, mùi, thì là, xà lách, cải ngọt.  

"Trồng rau che lưới có nhiều ưu điểm: ngăn sương mù, ít sâu bệnh, tránh dập nát khi trời mưa và hạn chế thuốc BVTV; rau sinh trưởng, phát triển nhanh, rút ngắn thời gian thu hoạch khoảng15 ngày. Nếu như trước đây không che lưới thu nhập 20 - 30 triệu đồng/sào/năm; nay đầu tư nhà lưới đã tăng lên 50 - 60 triệu đồng, sản lượng cao hơn 40%. Dự kiến, vụ tiếp theo sẽ đầu tư trên 500m2 nữa " - ông Tình chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Trường xóm 7, xã Quỳnh Văn cũng đầu tư hàng chục triệu đồng mua ống tuýp sắt và lưới để che phủ hơn 3 sào đất trồng nhiều loại rau.

Theo ông Trường, trồng rau mùi vào tháng 6, 7 dương lịch thì nhiệt độ cao, cây còi cọc, chậm phát triển; xà lách lá mỏng nên chỉ cần một trận mưa đã bị dập nát. Những năm gần đây, dùng lưới che giúp giảm ánh nắng nên mùi phát triển nhanh; xà lách năng suất cũng cao hơn, tăng 70% sản lượng vào mùa mưa.

Rau trong nhà lưới hạn chế sâu bệnh, thuốc BVTV nên đảm bảo ATTP

Ông Đậu Đức Năm - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Huyện có 3.000 ha chuyên canh rau màu, hàng năm cung cấp ra thị trường hàng chục nghìn tấn rau các loại. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, cung cấp rau sạch theo hướng bền vững, huyện đã tuyên truyền, vận động người dân ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng”.

An Như (Tổng hợp)/kinhtenongthon.com.vn

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại910,755
  • Tổng lượt truy cập92,084,484
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây