Học tập đạo đức HCM

Nam Định phấn đấu năm 2019 trở thành tỉnh NTM

Thứ hai - 23/07/2018 22:24
Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông thôn, nông dân”. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 của BCH Trung ương Đảng về lĩnh vực “tam nông”, tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều kết quả khích lệ

Những kết quả nổi bật

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Phùng Hoan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26, giá trị SX ngành nông nghiệp năm 2017 của tỉnh đạt 18.449 tỷ đồng, tăng 28,14% so với năm 2008.

09-07-35_nh_2
Toàn cảnh hội nghị

Cơ cấu nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt. Năm 2017, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 71,63%, giảm 13,89% so với năm 2008, trong đó trồng trọt chiếm 49,31%, giảm 12,45%; chăn nuôi 41,26%, tăng 6,44%; thủy sản chiếm 28,18%, tăng 14,16% so với năm 2008.

Tỷ lệ lúa chất lượng cao tăng từ 20% diện tích (năm 2008) lên 71,5% diện tích (năm 2017); hiệu quả SX lúa tăng 7 - 10%. SX rau màu theo hướng SX hàng hóa gắn với truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng theo chuỗi được coi trọng. Giá trị SX trên 1ha canh tác năm 2017 gấp 1,5 lần so với năm 2008.

Toàn tỉnh đã hình thành được 151 cánh đồng lớn ổn định với quy mô từ 30 ha trở lên, trong đó có 68 cánh đồng liên kết chuỗi giá trị giữa hộ nông dân, HTX nông nghiệp với doanh nghiệp. Hiệu quả SX từ các mô hình cánh đồng lớn và cánh đồng lớn liên kết đều tăng từ 15 - 20%.

Bên cạnh đó, tỉnh Nam Định cũng đã chuyển đổi được 6.556ha đất trồng lúa sang phát triển các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2 - 10 lần so với trồng lúa, như mô hình cây dược liệu ở Hải Hậu, mô hình SX rau an toàn ở Ý Yên, mô hình trồng rau an toàn của Cty CP Ngọc Anh.

Ngoài ra, sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm tăng nhanh, năm 2017 đạt hơn 175 nghìn tấn, tăng 61,1% so với năm 2008. Toàn tỉnh có hiện có 313 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí mới, giá trị sản lượng hàng hóa năm 2017 ước đạt 487 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân đạt 250 triệu đồng/trang trại.

09-07-35_nh_1
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phát biểu tại hội nghị

Số lượng chăn nuôi nhỏ lẻ giảm từ 65% năm 2008 xuống còn 46% năm 2017. Tỷ trọng chăn nuôi trong nội nghành nông nghiệp tăng từ 34,82% năm 2008 lên 41,26% năm 2017.

Sản lượng thủy sản năm 2017 đạt 138,4 nghìn tấn, tăng 82% so với năm 2008, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 90,1 nghìn tấn, khai thác đạt 48,3 nghìn tấn. Tỷ trọng thủy sản tăng từ 14,02% năm 2008 lên 21,18% năm 2017 trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản…

Cũng theo ông Hoan, 10 năm qua, tỉnh Nam Định đã nâng cấp, cải tạo khoảng 200km quốc lộ. Huy động trên 20.200 tỷ đồng xây dựng, cải tạo, nâng cấp 328km tỉnh lộ, 292km huyện lộ và 8.007 đường giao thông nông thôn, hơn 6.210 cầu cống dân sinh…

Thu nhập người dân khu vực nông thôn năm 2017 gấp 3,5 lần so với năm 2008, mức độ thu nhập giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp, năm 2017 là 1,44 lần, giảm 0,29 lần so với 2008. Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm qua các năm, năm 2010 là 9,95% nhưng đến năm 2017 chỉ còn 2,91%.

09-07-35_nh_3
Người dân tham quan mô hình SX rau sạch của Cty CP Ngọc Anh

Toàn tỉnh có 242 HTX chuyển đổi từ mô hình HTX truyền thống sang hoạt động thao Luật và 71 HTX thành lập mới. Hiện đã xây dựng và phát triển được 22 chuỗi liên kết SX, chế biến, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực…  

Phấn đấu năm 2019 trở thành tỉnh NTM

Hiện nay, tỉnh Nam Định đã có 200/209 xã (bằng 95,7%) đạt chuẩn NTM; 5/10 huyện đạt chuẩn NTM (bằng 10% số huyện NTM của cả nước), là tỉnh đứng đầu cả nước về xây dựng NTM.

Ông Đoàn Hồng Phong, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định cho hay, gần 10 năm qua, tỉnh Nam Định đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM. Nhờ đó, mà bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn được đầu tư, cải tạo nâng cấp đồng bộ, nhất là các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ, huyện lộ, đường xã và thôn xóm đến nay đã cơ bản hoàn thiện...

Theo ông Phong, để sớm trở thành tỉnh NTM, Nam Định cần phải quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết 26 của BCH Trung ương về lĩnh vực “tam nông”.

Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là kiên cố hóa kênh mương, đê, kè, sông để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đầu tư nước sạch, giáo dục, y tế, văn hóa và vệ sinh môi trường, phát triển các khu đô thị, dân cư tập trung, xây dựng NTM gắn với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

09-07-35_nh_4
Nhờ SX rau sạch mà đời sống nhân dân xã Yên Dương (huyện Ý Yên) được nâng cao

Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương về nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành một số cơ chế chính sách của tỉnh khuyến khích, hỗ trợ nhằm tiếp tục thu hút các doanh nghiệp về đầu tư phát triển nông thôn, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện các nội dung Đề án tái cơ cấu nông nghiệp; khuyến khích tập trung tích tụ ruộng đất phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng cao, công nghệ sạch vào SX nông nghiệp, phát triển các chuỗi liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với nông dân trong tổ chức SX, chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.

“Tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành Chương trình xây dựng NTM ở các xã, huyện, TP còn lại và nâng cao các tiêu chí NTM ở các xã, huyện đã đạt chuẩn theo hướng bền vững. Phấn đấu năm 2019 trở thành tỉnh NTM. Đồng thời tập trung, lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục xây dựng NTM phát triển bền vững và NTM kiểu mẫu”, ông Phong nhấn mạnh.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn ghi nhận, biểu dương những kết quả mà tỉnh Nam Định đã đạt được. Ngay sau khi Nghị quyết 26 của BCH Trung ương được ban hành, tỉnh đã triển khai nghiêm túc, thể hiện bằng nhiều Nghị quyết, nhiều chương trình, nhiều kế hoạch… Thứ trưởng cũng mong muốn tỉnh khắc phục những hạn chế, sớm trở thành tỉnh NTM vào năm 2019.
Theo Mai Chiến/Báo Nông Nghiệp.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập339
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm336
  • Hôm nay31,941
  • Tháng hiện tại210,508
  • Tổng lượt truy cập90,273,901
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây