Học tập đạo đức HCM

Nghĩa Hưng đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ sáu - 17/11/2017 04:06
Thông tin mới đây nhất, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã được Hội đồng thẩm định Trung ương họp, đánh giá, bỏ phiếu, xem xét và đồng ý đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện NTM năm 2017.

Còn 2 huyện Xuân Trường và Trực Ninh cũng đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị Bộ, ngành thẩm định.

11-59-56_nh_2
Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát tại Nghĩa Sơn

Nghĩa Hưng là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía tây nam của tỉnh Nam Định. Phía bắc giáp huyện Nam Trực, Ý Yên; phía nam giáp vịnh Bắc bộ; phía đông giáp huyện Trực Ninh, Hải Hậu; phía tây giáp huyện Kim Sơn, Yên Khánh của tỉnh Ninh Bình.

Về Nghĩa Hưng, đi tới đâu chúng tôi cũng cảm nhận rất rõ sự thay đổi diện mạo ở huyện thuần nông này. Theo ông Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nghĩa Hưng thì đó là kết quả của việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.

Trong quá trình xây dựng NTM, huyện Nghĩa Hưng có một số thuận lợi như luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tỉnh. Người dân cùng các doanh nghiệp hưởng ứng, đồng thuận, đoàn kết chung sức, chung lòng, tích cực tham gia xây dựng NTM.

Hệ thống giao thông thuỷ, bộ, kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh nên khả năng giao lưu, liên kết kinh tế - xã hội với các huyện của tỉnh Nam Định và trong khu vực được nâng cao.

Sản xuất nông nghiệp, thủy sản liên tục tăng, từng bước xây dựng và tạo được thương hiệu cho một số nông sản địa phương (lúa đặc sản, cá bống bớp...) là điều kiện để phát triển sản xuất, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và thị trường.

Đặc biệt, sự hình thành KCN Rạng Đông và khu kinh tế Ninh Cơ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp đa dạng, nâng cao giá trị sản xuất, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện nhanh hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước.

Bên cạnh đó, ông Hiếu cũng chỉ ra một số khó khăn như địa hình huyện thấp và ở vị trí ven biển, cùng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu (thuỷ triều dâng, mặn lấn sâu, gió bão, ngập lụt…) gây tác động xấu đến phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là phát triển ngành nông nghiệp của huyện.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy có nhiều tiến bộ, song tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn khá cao. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp làm cho một bộ phận người dân không thực sự thiết tha SX, nhưng vẫn giữ ruộng; việc tích tụ ruộng đất cho SX hàng hoá tập trung quy mô lớn gặp nhiều khó khăn.

Về xã Nghĩa Lạc, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự chuyển mình sau công cuộc xây dựng NTM. Nhà ở khang trang, sạch đẹp, điện, đường, trường, trạm được kiên cố hóa, đời sống nhân dân được nâng cao.

Theo ông Nguyễn Thái Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lạc, từ khi có chủ trương xây dựng NTM, người dân địa phương đã tích cực tham gia đóng góp, hiến đất mở rộng đường. Đến nay đời sống của người dân đã được nâng cao, chất lượng cuộc sống ổn định hơn.

11-59-56_nh_3
Bệnh viện Đa khoa huyện Nghĩa Hưng khang trang, sạch đẹp hơn

Bên cạnh đó, một số công ty đóng trên địa bàn đã giải quyết được việc làm cho hàng nghìn người dân. Cụ Nguyễn Thị Bé (80 tuổi) vui mừng bảo: “Mấy năm trở lại đây, đường xá được mở rộng, điện đường sáng loáng, người dân thoải mái đi lại. Tham gia xây dựng NTM, người dân cũng có nhiều cái mới hơn”.

Tại thị trấn Quỹ Nhất - một trong những đơn vị tiêu biểu trong xây dựng NTM của huyện. Nhờ sự đồng thuận của nhân dân, sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền, nhiều tiêu chí khó trong xây dựng NTM đã được hoàn thành, nhiều con đường liên xóm, liên xã cũng đã được mở rộng. Bức tranh quê lại thêm bừng sáng, niềm vui lan tỏa từ khu trên xuống khu dưới. Năm 2013, thị trấn nhận quyết định chính thức và nhận bằng công nhận đạt chuẩn NTM của Chủ tịch UBND tỉnh.

Chỉ tay về con đường mới làm, anh Trần Văn Hiến (Khu 7, thị trấn Quỹ Nhất), một trong những người đã tự nguyện hiến đất làm đường chia sẻ, sau khi có chủ trương của UBND xã, gia đình anh cũng như hiều hộ dân khác đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn.

“Gia đình tôi đã hiến hơn 100m2 để làm đường. Mất đi một tí đất nhưng bù lại người dân có được con đường đẹp, vừa rộng, vừa thuận tiện cho việc đi lại”, anh Hiến vui mừng.

Sau 6 năm xây dựng NTM, đến nay huyện Nghĩa Hưng đã có 22/22 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt 100%. Thu nhập bình quân đầu người tăng, năm 2010 đạt 11,74 triệu đồng/người tăng lên 39,8 triệu đồng/người năm 2017. Về tỷ lệ hộ nghèo, bình quân mỗi năm giảm từ 1,2 - 1,5%...
Theo Mai Chiến/Báo Nông Nghiệp.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập428
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại842,667
  • Tổng lượt truy cập93,220,331
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây