Học tập đạo đức HCM

Người Tổ trưởng hết lòng vì tổ viên

Thứ hai - 13/03/2017 11:20
Nhanh nhẹn, hoạt bát, cởi mở và nhiệt tình với công việc, đó là những cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi trò chuyện, tiếp xúc với anh là Trần Văn Việt - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Cái Su, xã Hòa Tân, TP. Cà Mau.

Từ khi được bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn đến nay, anh đã giúp nhiều hộ gia đình có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững và trở thành hộ khá giả, góp phần thực hiện thành công công tác giảm nghèo tại địa phương.

Anh Trần Văn Việt đi kiểm tra một tổ viên vay vốn

Sinh ra và lớn lên ở xã Hòa Tân, anh đã gắn bó với người dân vùng quê nông thôn mấy chục năm nay. Bằng ấy năm sống cùng với làng xóm, tắt lửa tối đèn có nhau nên anh thấu hiểu được cái cảnh khốn khó của những gia đình nghèo, đặc biệt là những hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, anh luôn suy nghĩ và trăn trở làm sao có thể giúp hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

Cái mốc đánh dấu “Người vác tù và hàng tổng” của anh Việt là năm 2012, anh được các thành viên trong tổ tín nhiệm và bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Cái Su thuộc sự quản lý của Đoàn Thanh niên xã Hòa Tân, TP. Cà Mau. Thời điểm đầu với vai trò là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn anh gặp không ít khó khăn do nhận thức của các thành viên trong tổ về vay vốn ưu đãi và sử dựng vốn vay còn hạn chế. Nhiều hộ là hộ nghèo nhưng không dám vay vốn vì sợ không trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Với vai trò mới, anh luôn suy nghĩ là phải làm sao vận động hộ gia đình trong xóm tích cực tham gia vào Tổ tiết kiệm và vay vốn, hiểu được cách làm ăn và sử dụng đồng vốn ưu đãi đúng mục đích, có hiệu quả. Được sự hỗ trợ của Đoàn Thanh niên xã Hòa Tân, cán bộ NHCSXH và sự nhiệt tình trong công việc của anh Việt, các thành viên trong tổ đã dần dần hiểu được những lợi ích mà nguồn vốn ưu đãi mang lại và tích cực tham gia các hoạt động của tổ, cùng nhau giúp đỡ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trong quá trình bình xét cho vay, anh luôn tôn trọng các thành viên trong tổ, lấy ý kiến công khai, đồng thời phân tích để các thành viên trong tổ hiểu được những trường hợp, những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần ưu tiên, tạo điều kiện cho vay với nguồn vốn cao nhất.

Khi đã được vay vốn, không bỏ mặc thành viên trong tổ tự tìm hướng đi cho mình mà anh thường xuyên bám sát, gần gũi, động viên tổ viên của mình tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật gieo trồng, chăn nuôi, đẩy mạnh áp dụng kiến thức khoa học vào sản xuất, định hướng để các thành viên chọn cho mình những mô hình phát triển kinh tế phù hợp.

Hàng quý, Tổ tiết kiệm và vay vốn do anh Việt quản lý đều sinh hoạt định kỳ, qua đó có thể theo dõi hoạt động chung của tổ, quá trình sử dụng vốn vay của từng thành viên và đưa ra những nhận xét để thành viên rút kinh nghiệm, tránh tình trạng sử dụng vốn vay không có hiệu quả, gây ra nợ đọng vốn.

Với tinh thần trách nhiệm cao, từ khi làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, anh Việt đã giúp nhiều hội viên được vay vốn ưu đãi, vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động ngày càng có hiệu quả. Hiện nay, Tổ tiết kiệm và vay vốn do anh làm Tổ trưởng có 60 thành viên với  tổng dư nợ trên 583 triệu đồng từ NHCSXH.

Nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH đã giúp các hộ đầu tư chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả. Hàng năm, Tổ tiết kiệm và vay vốn do anh Việt quản lý có nhiều hộ gia đình đã vượt khó, thoát nghèo bền vững.

Điển hình như hộ chị Nguyễn Thị Loan là một trong những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chị Loan tâm sự: “Không có cái gì khổ bằng không có vốn, dù có chăm chỉ làm việc bao nhiêu thì cũng vẫn khó khăn. Nhiều lúc tôi không biết bấu víu vào đâu để có tiền đầu tư phát triển kinh tế. May mắn cho gia đình tôi được anh Việt hết lòng giúp đỡ, động viên khích lệ cố gắng vay vốn đầu tư đổi mới cách làm ăn. Được Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Cái Su bình xét và ưu tiên, gia đình tôi được vay 16 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ cận nghèo. Có vốn trong tay, cùng nghề chăn nuôi lợn sẵn có, gia đình tôi đã đầu tư thêm chuồng trại mở rộng chăn nuôi, mua máy móc tự động hóa một số khâu trong chăn nuôi lợn, giảm sức lao động. Hiện nay, vợ chồng tôi nuôi 7 con lợn nái và hơn 20 con lợn thịt, phát triển chăn nuôi đã giúp gia đình tôi thoát nghèo, có tiền chữa bệnh và cho con cái ăn học".

Theo đánh giá của bà Hồ Thị Quýt - Bí thư xã Đoàn xã Hòa Tân, hiện nay Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Cái Su do anh Việt quản lý là tổ hoạt động hiệu quả nhất trong 7 Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc xã Đoàn xã Hòa Tân quản lý. Mỗi khi có nguồn vốn NHCSXH phân bổ, tổ thực hiện bình xét công khai, công bằng và hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn nhanh nhất, quản lý tốt nguồn vốn vay nên không có trường hợp nào bị nợ đọng vốn, tồn lãi, các hộ vay thực hiện nộp tiền lãi và gốc đúng hạn theo quy định của NHCSXH.

Với vai trò của mình, anh Việt còn động viên các thành viên trong tổ tích cực tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo thói quen tích lũy tiền hàng tháng để dành dụm tiền trả nợ gốc định kỳ và đến hạn. Hiểu được lợi ích của việc tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng, các tổ viên trong tổ rất nhiệt tình hưởng ứng, đến nay đã có 100% tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm. Bình quân mỗi tháng anh huy động được tiền gửi tiết kiệm từ các tổ viên trong tổ từ 5 đến 7 triệu đồng.

Nhờ sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, anh Việt đã giúp nhiều hộ, đặc biệt là những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, ấp Cái Su chỉ còn 5 hộ là diện hộ nghèo, rơi vào những trường hợp là người cao tuổi và ốm đau đột xuất. Ngoài ra, trên tinh thần “tương thân, tương ái” anh Việt còn phát động các thành viên trong tổ, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau, nhất là những khi có công to việc lớn.

Không chỉ là một Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn giỏi, anh Việt còn tham gia công tác đoàn thể ở ấp. Dù ở cương vị nào, anh luôn nhiệt tình, có tinh thần, trách nhiệm trong công việc và được nhân dân tin yêu, quý mến.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập475
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm466
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại195,639
  • Tổng lượt truy cập88,873,973
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây