Học tập đạo đức HCM

Nhờ cây quế dân Nậm Đét thu tiền tỷ từ rừng

Thứ tư - 14/12/2016 11:26
Nhờ cụ Triệu Mùi Pham bày cách trồng quế, làm ruộng nước... đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà (Lào Cai) không những thoát nghèo mà còn có cuộc sống khấm khá.

Nhớ mãi lời Bác Hồ dạy

Nhà cụ Triệu Mùi Pham, nép dưới tán rừng quế. Năm nay cụ đã 94 tuổi (có 56 năm tuổi Đảng) nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Chúng tôi đến thăm cụ Pham khi cụ đang phơi quế cùng các con cháu. Cụ Pham cười bảo: “Trời cho tôi sức khỏe, nên ở tuổi này tôi vẫn làm việc, vẫn đi rừng chăm sóc cây quế. Con cháu nhiều khi cứ nói tôi nên ở nhà nghỉ ngơi, nhưng hơn 40 năm gắn bó cùng với cây quế đã thành quen rồi”.

 nho cay que dan nam det thu tien ty tu rung hinh anh 1

Ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng cụ Triệu Mùi Pham vẫn hăng hái chăm sóc, chế biến quế.  
ảnh: Thu Hà

Cụ Pham là nữ Bí thư chi bộ Đảng người dân tộc Dao đầu tiên của Huyện ủy Bắc Hà. Nhờ lãnh đạo chi bộ đạt “4 tốt” (lãnh đạo sản xuất tốt; lãnh đạo thực hiện chính sách pháp luật tốt; lãnh đạo công tác vận động quần chúng tốt; lãnh đạo công tác củng cố, phát triển Đảng tốt), cụ Pham đã vinh dự được về thủ đô Hà Nội gặp mặt và chụp ảnh chung với Bác Hồ tại “Đại hội Bí thư chi bộ miền núi giỏi” vào năm 1966. Chỉ vào tấm ảnh được đóng khung kính cẩn thận và treo trang trọng trong nhà, cụ Pham xúc động nói: “Đây là tấm ảnh tôi được chụp với Bác và các đồng chí cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Tại hội nghị, Bác đã ân cần căn dặn tôi rằng là bí thư chi bộ miền núi tôi phải cố gắng làm thế nào cho đồng bào mình no cơm, ấm áo hơn nữa. Muốn như vậy thì phải tăng gia sản xuất”.

Cụ Pham cho biết, xã Nậm Đét chủ yếu là đồng bào Dao, Phù Lá, Mông… sinh sống. Trước đây, bà con chỉ biết sản xuất mỗi năm một vụ, chủ yếu là chặt, đốt rừng để trồng ngô và trồng lúa nương, năng suất rất thấp. Đời sống của bà con nghèo đói, thiếu thốn vô cùng. Là người đứng đầu xã Nậm Đét, cụ Pham đã trăn trở suy nghĩ tìm cách làm sao cho người dân “no cơm, ấm áo”.

Năm 1974, hay tin bà con ở xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã thoát nghèo nhờ trồng quế, cụ  Pham cùng một số cán bộ xã lặn lội đến học hỏi. Rồi khi trở về, đoàn đã mang theo 200kg hạt giống và 20.000 cây con. Có giống và học được kỹ thuật, cụ Pham lại cùng các đảng viên khác lội bộ đến từng nhà vận động, hướng dẫn bà con cách trồng quế. Kiên trì và không quản khó khăn, dần dần cụ Pham đã “cắm” được cây quế lên vùng núi đá ngút ngàn này. Đến nay, Nậm Đét đã là thủ phủ quế của Lào Cai.

Tiền tỷ  sinh từ rừng

Không chỉ đưa cây quế về làng, cụ Pham tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, nhất là các hoạt động tuyên truyền pháp luật, phòng chống tội phạm. Là người có uy tín, tất cả các hoạt động cụ Pham tham gia đều được người dân nhiệt tình hưởng ứng và làm theo.

 

Ông Bàn A San – Chủ tịch UBND xã Nậm Đét nói: “Hiện, nhân dân trong xã đã trồng được 1.137ha quế trong đó có 860ha đang cho khai thác. Vụ năm 2015, người dân thu  trên 280 tấn vỏ quế khô, sản xuất hơn 120 lít tinh dầu quế, 1.260m³ gỗ, doanh thu từ quế đạt 22 tỷ đồng. Năm 2016 sản lượng và doanh thu từ quế ước đạt cao hơn năm 2015. Nhờ trồng quế, người dân nơi đây không những thoát nghèo mà còn khấm khá, giàu có.

Mới 30 tuổi nhưng anh Triệu Long Phúc (dân tộc Dao) ở thôn Tống Hạ đã sở hữu hơn 4,5ha quế, trị giá tiền tỷ. Anh Phúc cho hay, chu kỳ khai thác của quế từ 13 – 15 năm, thu nhập bình quân đạt 500 triệu đồng/ha.

Trong ngôi nhà mới xây khang trang, ông Triệu Kim Hín – Trưởng thôn Tống Hạ không giấu được niềm vui: “100% hộ dân thôn Tống Hạ đều là người Dao đỏ. Nhờ cụ Pham đưa cây quế về Nậm Đét mà bà con trong thôn đã có cuộc sống đầy đủ. Nhiều hộ đã xây được nhà đẹp, mua được xe máy, tủ lạnh, cho con cái ăn học đàng hoàng. Tôi có hơn nửa tỷ đồng để xây căn nhà này cũng từ tiền trồng quế mà ra. Người Dao đỏ chúng tôi ví cây quế như cây “vàng” rất quý giá”.

Tác giả bài viết: Thu Hà

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay27,655
  • Tháng hiện tại868,856
  • Tổng lượt truy cập93,246,520
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây