Học tập đạo đức HCM

Nhộn nhịp những làng nghề 'ăn nên làm ra' theo mùa lũ đẹp

Thứ hai - 21/08/2017 00:08
Mùa nước lũ về, các làng nghề đan lưới, lờ lợp, làm lưỡi câu, đóng ghe xuồng… tất bật và nhộn nhịp hẳn lên, sản xuất ngày đêm phục vụ nhu cầu đánh bắt thủy sản cho ngư dân.

Làng nghề tất bật

Nhiều năm trước làng nghề phục vụ mùa lũ chỉ hoạt động lưa thưa do lũ cạn. Năm nay hoàn toàn khác, các làng nghề phấn chấn, khởi sắc hẳn lên. Đến đây chúng ta dễ dàng bắt gặp từng khuôn mặt tươi rói, nhà nhà, người người tất bật với công việc, đan đan kéo kéo cả ngày đêm để làm ra nhiều sản phẩm phục vụ mùa lũ. Đa phần, các làng nghề đều cung cấp dụng cụ, ngư cụ để phục vụ ngư dân đánh bắt thủy sản và các sản vật. Những làng nghề nổi tiếng ở miền Tây có thể kể đến như làng lưới Thơm Rơm, quận Thốt Nốt, làm lờ, lọp ở Ô Môn (TP Cần Thơ), làng nghề làm lưỡi câu Mỹ Hòa (An Giang) và đóng ghe xuồng ở Lai Vung (Đồng Tháp)…

Đến làng lưới Thơm Rơm (phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt) dễ dàng bắt gặp các cửa hàng treo lưới trước cửa và cảm nhận được không khí hối hả. Từ khoảng 5h sáng, hoạt động mua bán, vận chuyển các ngư cụ đánh bắt thủy sản đã làm huyên náo cả một đoạn đường.

07-56-05_nh_1_-_lng_luoi_thom_rom_tt_bt_vo_mu
Bà con ở làng lưới Thơm Rơm tất bật vào mùa

Các hộ vô cùng phấn khởi trước sự hồi sinh của làng lưới sau nhiều năm vắng lũ. Làng nghề đan lưới Thơm Rơm hiện có khoảng 60 hộ tham gia sản xuất kinh doanh chính và hơn 300 hộ sản xuất gia công. Nhờ mùa lũ lớn, số lượng sản xuất cũng gia tăng để phục vụ thị trường, đời sống của bà con khá ổn định. Được biết nghề làm lưới hoạt động quanh năm nhưng tập trung sản xuất mạnh nhất là từ tháng 3 - 11 âm lịch. Năm lũ lớn, nhu cầu mua lưới càng tăng cao.

Cơ sở sản xuất Hữu Tý do ông Lê Hữu Quý làm chủ có hơn 30 người thợ làm việc từ sáng sớm đến chiều tối. Thu nhập của họ khá cao, dao động từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày, nhiều lúc tăng ca có khi được 300.000 - 400.000 đồng/ngày.

Chị Nguyễn Thị Thu Hà, chủ cơ sở bán lưới cho biết, mỗi ngày cơ sở cung cấp ra thị trường hàng trăm tay lưới. Nơi đây sản xuất khoảng 20 loại lưới đánh bắt thủy sản. Giá thấp nhất từ vài chục ngàn đến cả triệu đồng/tay lưới (tùy theo dài ngắn, tốt xấu).

Làng nghề sản xuất lọp tép ở phường Thới Long, quận Ô Môn, TP Cần Thơ cũng đang háo hức vào mùa. Lọp là phương tiện kiếm sống trên sông không thể thiếu của hàng trăm ngàn người dân ÐBSCL trong mùa nước nổi. Lũ càng lớn thì mặt hàng này càng hút. Bước đến địa phận của làng nghề, trong mắt chúng tôi là hàng chục hộ gia đình đang cần mẫn thực hiện từng công đoạn từ khâu đập vành, chẻ nan, bện hom, dệt khung cho đến câu mình, ráp thành cái lọp hoàn chỉnh.

07-56-05_nh_2_-_nhung_chiec_lop_tep_chun_bi_cung_ung_cho_thi_truong
Những chiếc lọp đã sẵn sàng cung ứng ra thị trường sau nhiều ngày dài chuẩn bị

Gia đình có hơn 40 năm theo nghề gia truyền làm lọp tép ở phường Thới Long, anh Lê Văn Hải cho biết, cứ vào tháng 2 - 3, các thành viên trong gia đình anh lại tất bật mua tre về làm lọp để có hàng phục vụ bà con mùa lũ. Trung bình một mùa gia đình sản xuất khoảng 13.000 cái lọp bán cho các tỉnh miền Tây. Năm nay lũ lớn về sớm nên số lượng sẽ gia tăng và phải chuẩn bị sớm hơn. Được biết, mỗi năm làng đan lọp Thới Long sản xuất 400 - 500 ngàn cái lọp bán khắp các tỉnh ĐBSCL và còn xuất sang Campuchia.  

Xuồng, lưỡi câu không đủ bán

Làng nghề làm lưỡi câu phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên - An Giang cũng nhộn nhịp đón lũ, không thua kém các làng nghề khác. Không chỉ sản xuất và cung cấp các lưỡi câu cá nước ngọt mà các loại lưỡi câu ếch, rùa, câu cá biển cũng được sản xuất tại đây.

07-56-05_nh_3_-_sn_xut_luoi_cu 07-56-05_nh_4_-_sn_xut_luoi_cu
Những chiếc lưỡi câu bé tí nhưng không thể thiếu khi mùa lũ về

Trên 60 năm trong nghề, gia đình đã truyền qua 4 đời, ông Bùi Tấn Thành, chủ cơ sở sản xuất lưỡi câu Trí Thành cho biết, sản phẩm của làng nghề rất phong phú với hơn 15 chủng loại như lưỡi câu rùa, câu đúc, móng heo, vịnh chèo… với gần 30 kích cỡ lớn nhỏ. Các sản phẩm phải qua gần chục công đoạn làm rất tỉ mỉ, phức tạp mới hoàn thành. Năm nay nước lũ lên sớm, các hộ thu gom và dự trữ lưỡi câu rất nhiều. Làng nghề đã giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động tại chỗ.

Bước đến làng sản xuất ghe xuồng ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung - Đồng Tháp, là thấy không khí sôi nổi, nhộn nhịp khi các người thợ tất bật đẩy nhanh tiến độ để kịp giao hàng cho khách. Năm nay, người dân ở vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên đặt hàng với số lượng rất nhiều do lũ sớm. Làng nghề hoạt động quanh năm, tuy nhiên cao điểm nhất là từ đầu tháng 4 cho đến cuối tháng 8 âm lịch. Gặp năm lũ lớn, nhu cầu tăng cao thì mùa cao điểm kéo dài cho đến tận tháng 10.

Theo ông Đỗ Văn Banh, chủ một cơ sở sản xuất xuồng ở xã Long Hậu, hiện nay các cơ sở sản xuất ghe xuồng đang vào mùa cao điểm. Xuồng sản xuất ra không kịp giao cho khách hàng. Năm nay cơ sở của ông ước tính sẽ cung ứng cho thị trường trên 1.000 chiếc. Hiện xuồng loại I giá khoảng 1,3 triệu đồng/chiếc, loại II 800.000 - 900.000 đ/chiếc. Mỗi người thợ một ngày có thể đóng được một chiếc xuồng.

07-56-05_nh_6_-_khch_hng_den_mu_xuong_ve_phuc_vu_mu_lu
Những chiếc xuồng nhỏ đang rất hút hàng khi nhu cầu của bà con quá cao
Theo ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Long Hậu, hiện trên địa bàn xã chỉ còn hơn 40 cơ sở đóng xuồng, ghe còn duy trì hoạt động, sụt giảm rất nhiều so với trước đây do nhiều năm liền lũ cạn. Năm nay lũ về sớm, nhu cầu người dân đến mua xuồng tăng, sản lượng xuồng đóng nhiều hơn mọi năm từ 20 - 30%, chủ yếu là xuồng loại nhỏ.
Theo Lê Hoàng Vũ/Nông Nghiêp.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập643
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại771,440
  • Tổng lượt truy cập93,149,104
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây