Học tập đạo đức HCM

Những thành quả nông thôn mới ở “vùng đất khó” Mường La

Thứ hai - 02/04/2018 03:23
Những con đường đất đỏ, lầy lội ngày nào giờ đã được bê tông hóa; những khu đất trống, đồi trọc trước đây giờ phủ kín một màu xanh bạt ngàn của các loại cây ăn quả, nhãn, xoài, táo... Đó là diện mạo nông thôn ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) hôm nay.

Sức dân vượt gian khó

Mường La bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với nhiều khó khăn, trở ngại. Địa hình đồi núi chia cắt phức tạp, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế còn thiếu... ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu xây dựng NTM của huyện. Ông Nguyễn Đức Thành - Chủ tịch UBND huyện Mường La chia sẻ: Đảng bộ, chính quyền luôn coi các tiêu chí trong xây dựng NTM là mục tiêu phấn đấu của cả hệ thống chính trị. Tiêu chí NMT rất rộng, bao trùm lên tất cả các lĩnh vực. Qua thực tế khảo sát, UBND huyện đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tham mưu cho huyện xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết đối với từng tiêu chí, đưa ra thảo luận trong các cuộc họp bàn, phân tích mặt được, mặt chưa được, từ đó từng bước khắc phục khó khăn để nâng cao hiệu quả phong trào.

Đường bê tông liên xã, bản được bê tông, cứng hóa thuận lợi cho người dân đi lại, buôn bán hàng hóa.
Đường bê tông liên xã, bản được bê tông, cứng hóa thuận lợi cho người dân đi lại, buôn bán hàng hóa.

Ông Thành nói rằng, “Mục đích của xây dựng NTM là để làm lợi cho dân, nên trên hết phải để bà con hiểu được lợi ích của phong trào”. Và một trong những giải pháp được huyện Mường La chú trọng đó là “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Theo đó, Lãnh đạo Huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến các xã, đặc biệt là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên… xuống từng tổ bản, tiểu khu để tuyên truyền, vận động người dân tham gia. Tất cả các nội dung liên quan đến xây dựng NTM được đưa vào các cuộc họp để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, thực hiện... để người dân tin tưởng. Nhờ đó, đã tạo được sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân. Đồng bào các dân tộc địa

Đến thời điểm này, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, Mường La đã có xã Mường Bú đạt 19/19 tiêu chí NTM và được công nhận là xã đầu tiên đạt chuẩn NTM của huyện. Ngoài ra đã có 4 xã đạt 10 - 14 tiêu chí; 10 xã đạt 5 - 9 tiêu chí. Mục tiêu trong năm 2018, Mường La phấn đấu thêm 1 xã đạt chuẩn NTM.

phương đã hiểu được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM nên tích cực tham gia, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn.

Lan tỏa niềm vui

Phong trào xây dựng NTM phát triển rộng khắp các xã, bản, trong đó nổi bật là phong trào làm đường giao thông nông thôn, phong trào phát triển kinh tế hộ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, nâng cao đời sống... Hàng trăm hộ dân tự nguyện hiến đất làm đường, nhà văn hóa và các công trình phúc lợi... Hàng trăm tuyến đường nội bản, liên bản, đường nội đồng... được bê tông hóa, cứng hóa, tạo thuận lợi cho việc đi lại, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất của nông dân.

Đến nay, huyện Mường La đã hoàn thành hơn 641 tuyến đường giao thông nông thôn, với tổng kinh phí gần 100 tỉ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ hơn 29 tỉ đồng, còn lại là do nhân dân đóng góp (tiền, công lao động)... Cùng với phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn, huyện Mường La còn tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Hàng loạt các mô hình phát triển kinh tế được triển khai như: Mô hình trồng xoài ghép, xoài hôi bản địa và trồng táo, bưởi da xanh tại các xã Mường Bú, Mường Chùm; mô hình trồng sơn tra ở xã Ngọc Chiến...

Tích cực chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có năng suất, chất lượng cao, nâng diện tích cây ăn quả toàn huyện lên 2.743 ha, với sản lượng hàng nghìn tấn mỗi năm. Đồng thời, huyện hỗ trợ người dân về giống, vốn, kỹ thuật để trồng các loại cây ăn quả như: Chanh leo, cam, bưởi...

Nhiều nông dân đã thay đổi cách làm bằng cách chuyển sang phát triển chăn nuôi gia súc thay cho trồng cây ngô, sắn như trước đây.
Nhiều nông dân đã thay đổi cách làm bằng cách chuyển sang phát triển chăn nuôi gia súc thay cho trồng cây ngô, sắn như trước đây.

Vận động nhân dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, phát huy lợi thế từng vùng, hình thành vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được bà con nông dân đẩy mạnh. Người dân ý thức hơn trong việc xây dựng chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm chứ không còn thả rông như trước. Nhờ đó, trâu, bò, lợn, gà phát triển mạnh, tỷ lệ tăng đàn năm sau cao hơn năm trước... đời sống, thu nhập của người dân các địa phương trong huyện đã được cải thiện rõ rệt.

Từ chỗ đời sống vật chất của người dân được nâng lên kéo theo những chuyển biến tích cực về đời sống tinh thần. Bà con các dân tộc quan tâm hơn tới việc học hành của con em mình. Các ngành học, bậc học phát triển nhanh về quy mô trường, lớp và học sinh. Công tác y tế, dân số có chuyển biến, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức nhân dân được nâng cao. Hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông được tăng cường, các lễ hội truyền thống đã và đang được khôi phục, phát huy, thắt chặt tình làng, nghĩa xóm...

Theo Vi Định/Báo TTV.VN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Hôm nay24,030
  • Tháng hiện tại71,406
  • Tổng lượt truy cập92,449,070
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây