Học tập đạo đức HCM

Nông dân Phạm Văn Phú vươn lên làm giàu từ cây nhãn Ido

Thứ ba - 24/07/2018 23:28
Nhiều năm qua, nông dân Phạm Văn Phú (SN 1962) ngụ ấp 2, xã Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười) được xem là một trong những “ngọn cờ đầu” trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương. Từ việc trồng nhãn Ido đạt hiệu quả cao đã góp phần phát triển kinh tế gia đình ông và giúp nhiều nông dân địa phương nâng cao thu nhập.
 


Ông Phạm Văn Phú

Trước đây, gia đình ông Phú gắn bó với việc trồng lúa nhưng giá lúa không ổn định nên thu nhập gia đình nhiều khi bấp bênh. Để phát triển kinh tế gia đình, sau thời gian nghiên cứu và đi học hỏi kinh nghiệm trồng cây ăn trái ở nhiều địa phương khác, từ năm 2000, ông Phú mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang trồng nhãn Ido.

Ban đầu, ông chỉ dành 5 công đất để trồng nhãn, nhưng thấy được hiệu quả từ thực tế, ông Phú quyết định chuyển đổi tất cả 2ha đất sang trồng nhãn Ido và xen canh các loại cây ngắn ngày khác với phương châm “Lấy ngắn nuôi dài”.

Ông Phú chia sẻ: “Từ năm 1997 tôi có trồng nhãn quế, nhưng trận lũ năm 2000 làm vườn nhãn ngập nên chết hết. Sau đó, tôi trồng lại nhãn Ido và nhận thấy giống nhãn này khá dễ trồng, năng suất và giá bán đều cao, khoảng từ 20.000 đồng - 40.000 đồng/kg, tùy thời điểm. Tính ra, 2ha trồng lúa sau khi thu hoạch và trừ chi phí, còn lãi chỉ khoảng 40 triệu đồng, nhưng nếu 2ha trồng nhãn Ido mỗi năm gia đình tôi có thể thu lãi khoảng trên 700 triệu đồng”. Từ ngày gắn bó với cây nhãn Ido, kinh tế gia đình ông Phú khấm khá hơn, 5 người con đều được ông cho ăn học đàng hoàng và 4 người đã có công việc ổn định. Đến nay, ngoài 2ha nhãn Ido, ông Phú còn mua đất và trồng thêm 8 công vườn sầu riêng.

Với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, ông Phú không chỉ tự “mở đường” phát triển kinh tế cho gia đình mà còn vận động nhiều hộ dân trên địa bàn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái để gia tăng thu nhập. Năm 2017, nhờ được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, Câu lạc bộ (CLB) Làm vườn xã Đốc Binh Kiều được Hội Nông dân xã thành lập với 35 thành viên do ông Phạm Văn Phú làm Chủ nhiệm.

Qua hơn 1 năm hoạt động, ngoài tổ chức các buổi họp định kỳ hàng tháng nhằm chia sẻ kinh nghiệm làm vườn, Ban Chủ nhiệm CLB tích cực mời nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn trái cho các thành viên trong CLB.

Ngoài ra, CLB còn tổ chức đi tham quan học hỏi các mô hình làm vườn hiệu quả ở nhiều khu vực trong và ngoài tỉnh. Ông Nguyễn Văn Đực (SN 1958) - thành viên của CLB Làm vườn xã Đốc Binh Kiều cho biết: “Chú Phú rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng nhãn Ido và cây ăn trái cho các thành viên trong CLB, chú thường xuyên “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn anh em từ cách làm đất, mua phân thuốc, chống sâu bệnh... Với kinh nghiệm nhiều năm trồng nhãn nên chú Phú chỉ đâu là chắc ăn tới đó. Nhờ chú Phú mà tôi mạnh dạn chuyển đổi mấy công đất nhà sang trồng nhãn Ido và sầu riêng, vụ đầu thu hoạch lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng chuối trước đây”.

Từ hiệu quả đạt được, đến nay, CLB đã có 143 thành viên tham gia sinh hoạt và nâng diện tích cây trồng lên hơn 67ha với đủ các loại cây ăn trái như: nhãn Ido, bưởi da xanh, sầu riêng, mít... Theo ông Phú, sắp tới, Ban Chủ nhiệm CLB phấn đấu xây dựng vùng sản xuất cây ăn trái ở địa phương theo hướng tập trung. Đồng thời, mở rộng thêm diện tích cây trồng, giúp nông dân địa phương tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng, đảm bảo đầu ra cho nông dân.

Ông Nguyễn Văn Việt - Phó Chủ tịch UBND xã Đốc Binh Kiều cho biết, địa phương đánh giá rất cao những đóng góp của ông Phạm Văn Phú trong việc thúc đẩy phong trào chuyển đổi cây trồng giúp nhiều nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế gia đình và góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Trên nền tảng hoạt động hiệu quả của CLB Làm vườn, hiện địa phương đang tập trung chuẩn bị mọi điều kiện để thành lập Hợp tác xã nông nghiệp vào cuối năm 2018.

Ghi nhận những đóng góp thiết thực, nhiều năm liền, ông Phú được Hội Nông dân các cấp biểu dương, khen thưởng. Năm 2018, ông Phạm Văn Phú vinh dự là một trong những cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

NGÂN NGUYỄN/baodongthap.vn


 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Hôm nay29,359
  • Tháng hiện tại207,926
  • Tổng lượt truy cập90,271,319
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây