Học tập đạo đức HCM

Nữ cử nhân kế toán khởi nghiệp với trang trại trồng nấm kết hợp du lịch

Thứ sáu - 08/12/2017 23:28
Niềm đam mê nghề trồng nấm đã thôi thúc nữ sinh tốt nghiệp ngành kế toán quyết định về quê khởi nghiệp, gây dựng trang trại trồng nấm sạch.
Những ngày này, Nguyễn Thị Thùy Linh (25 tuổi) và các công nhân đang tất bật làm việc ở trang trại nấm Linh Lang rộng gần 3.000 m2, tại xã Tiên Dương (H.Đông Anh, Hà Nội), chuẩn bị cho vụ nấm bán dịp Tết Nguyên đán.
Thùy Linh đến với nghề trồng nấm khi đang là sinh viên năm cuối Trường ĐH Điện lực Hà Nội. “Một lần xem ti vi, tình cờ thấy chương trình hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm, mình thấy hay hay, muốn học thử. Càng học càng mê nên quyết tâm khởi nghiệp với nấm”, Linh chia sẻ.
Bước vào năm học cuối cùng ở trường ĐH, dù bận rộn chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp nhưng Linh vẫn dành thời gian theo học lớp dạy trồng nấm tại Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam. Khóa học không chỉ mang lại cho Linh kiến thức về nghề trồng nấm mà còn là động lực khiến nữ sinh này chọn lại nghề nghiệp. Giữa năm 2013, Linh tốt nghiệp ĐH. Trong khi bạn bè lo tìm kiếm việc làm, Linh về quê trồng những mẻ nấm đầu tiên.
Nhớ lại quãng thời gian đầu bước vào nghề, Linh gọi đó là thời điểm “vô cùng gian nan”. Dù tự tin và ứng dụng đúng quy trình, kỹ thuật đã học nhưng nấm phần lớn là hư hỏng hoặc mất trắng. Nguyên nhân bởi nấm rất nhạy cảm với thời tiết, Linh chưa đủ kinh nghiệm điều chỉnh, chọn thời điểm cấy giống nên liên tục thất bại. Mỗi mẻ nấm hỏng là mất trắng tiền vốn. Nhưng điều khiến Linh sợ nhất là mất niềm tin của mọi người xung quanh.
“Bố mẹ không tiếc công, tiếc của nuôi ăn học, mong con tìm được công việc đúng chuyên môn. Khi em quyết chuyển nghề về quê với chút ít kiến thức trồng nấm, gia đình tôn trọng, chiều theo nguyện vọng này. Nếu thất bại với nghề trồng nấm, e sẽ khiến gia đình thất vọng, mất niềm tin”, Linh chia sẻ.
Linh khởi nghiệp bằng những đồng vốn ít ỏi tích lũy từ công việc làm thêm hồi sinh viên. Gia đình chỉ ủng hộ tinh thần chứ không hỗ trợ vốn liếng. Mỗi lần nấm bị hỏng, Linh tìm đến bạn bè thân thiết vay tiền mua giống trồng lại từ đầu. Nhiều lần thất bại, Linh tự nghiên cứu và đúc rút cho mình những kinh nghiệm, bài học với nghề trồng nấm. Cứ thế, tỷ lệ thành công ngày càng cao hơn. Mỗi mẻ nấm khoảng 40 ngày đã cho thu hoạch nên vốn đầu tư quay vòng nhanh.
Từ chỗ phải vay mượn theo kiểu “giật gấu vá vai”, Linh đã có vốn tích lũy, từng bước mở rộng quy mô sản xuất, gây dựng được trang trại hiện giờ, với thương hiệu nấm sạch Linh Lang. Trong 3 năm khởi nghiệp, tổng cộng Linh đã đầu tư vào trang trại gần nửa tỉ đồng.
Hiện tại, Thùy Linh chủ yếu phát triển giống nấm sò. Nấm thu hoạch xong có thương lái thu mua trực tiếp tại trang trại, số còn lại bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại địa phương. Giá nấm sò bán tại trang trại là 30.000 đồng/kg, mỗi năm trang trại cung cấp cho thị trường hàng chục tấn nấm, giúp Linh lãi hàng trăm triệu đồng.
Trang trại trồng nấm sạch này đang tạo ra nguồn việc làm thời vụ cho 8 lao động địa phương với thù lao từ 2 - 4 triệu đồng/tháng, đồng thời là nơi học nghề của nhiều thanh niên địa phương. Linh trực tiếp đào tạo miễn phí và hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho người mới bước vào nghề.
Trang trại trồng nấm của Linh còn là địa chỉ tham quan của nhiều du khách nước ngoài khi có nhu cầu quan sát tìm hiểu, trải nghiệm với công việc trồng nấm. Hiện tại, tháng nào trang trại cũng có khách du lịch tham quan.
Trong tháng 11.2016 vừa qua, Nguyễn Thị Thùy Linh nằm trong số 85 cá nhân tiêu biểu trên phạm vi toàn quốc được T.Ư Đoàn trao giải thưởng Lương Định Của vinh danh thanh niên nông thôn có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, kinh doanh giỏi. Trong tương lai, Linh ấp ủ mở rộng trang trại và phát triển thêm dòng nấm dược liệu, tăng nguồn thu từ nghề trồng nấm.
Theo Hoàng Phan/thanhnien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập468
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm467
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại846,417
  • Tổng lượt truy cập93,224,081
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây