Học tập đạo đức HCM

Nuôi cá chép giòn ở miền Tây

Thứ hai - 28/07/2014 20:11
Hình thù cá chép giòn chẳng khác gì cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Chỉ có một sự khác lạ là thịt của cá khó dùng đũa để dẻ, thay vào đó phải mượn tới dao hoặc kéo cắt thành miếng vừa miệng. Và thật độc đáo, thịt cá dai dai, sừn sựt. Hỏi thì nhiều quản lý nhà hàng bảo rằng đó là giống cá chép của Nga, được nhập về theo dạng cá con và phải nuôi bằng thức ăn đặc biệt. Chính vì vậy, giá của cá mới lên đến 400.000 đồng/kg tại nhà hàng, cao hơn vài lần so với cá chép bình thường.

Tuy nhiên, cá chỉ lạ với thực khách miền Nam chứ với dân sành ăn đất Bắc thì cá chép giòn có từ vài năm trước, được nuôi nhiều ở Hải Dương. Có điều cá không có nhiều để “Nam tiến” nên thực khách phía Nam ít biết. Sở dĩ gần đây xuất hiện nhiều trong các nhà hàng tại TP.HCM là bởi cá chép giòn đã được nuôi tại An Giang.

Sự độc đáo của cá chép giòn cũng đã được người Việt giải mã, đó chẳng phải là do giống mà chính thức ăn của cá tạo nên. Thức ăn ấy chính là đậu tằm có xuất xứ từ Nga. Thời kỳ đầu những người nuôi cá chép giòn phải nhập đậu tằm từ Nga, sau chuyển sang mua của Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều. Riêng với ông Phạm Đăng Thập ở phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên (An Giang) thì tiến bộ hơn là tạo ra nguồn đậu tằm được trồng trong nước tại Bảo Lộc (Lâm Đồng).

“Nội địa hóa” cá giòn

 

Thị trường TP.HCM ưa chuộng

Cá chép giòn này được bà Phạm Thị Loan, một thương lái, đứng ra độc quyền bao tiêu để cung cấp ở TP.HCM, một số nhà hàng, quán ăn tại An Giang, Vĩnh Long thường đặt mua để chế biến những món ăn đặc sản.

“Cá giòn từ giống chép vàng ở miền Tây có thịt dẻ chắc, thơm ngon hơn, phần cung đường vận chuyển ngắn, đảm bảo còn tươi sống nên rất có ưu thế cạnh tranh với cá giòn từ miền Bắc đưa vào. Cá được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu, được coi là “độc chiêu” ở một số nhà hàng. Thị trường TP.HCM rất ưa chuộng, hiện không đủ cung ứng” - bà Loan cho biết.

 

Chúng tôi đến trang trại nuôi cá chép giòn của ông Thập vào một ngày giữa tháng 7-2014. Lúc này cá ở trang trại của ông Thập đang vào kỳ thu hoạch, mỗi tuần thương lái từ TP.HCM xuống tận nơi mua gần cả tấn cá, nhiều quán ăn đặc sản trong tỉnh liên tục đặt hàng với giá 250.000 đồng/kg. Bình quân mỗi năm gia đình ông bán được 50 tấn cá chép giòn, đạt lợi nhuận hàng tỉ đồng.

Ông Thập kể trước đây mình từng nuôi cá, ếch, ba ba... và thứ nào cũng chỉ phát triển được một thời gian ngắn rồi gặp cảnh rớt giá do nhiều người đổ xô nuôi ồ ạt. Muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó, ông cố tìm tòi hướng đi với loài vật nuôi riêng. Tình cờ biết vài nơi ở miền Bắc nuôi loại cá chép, cá trắm giòn rất được thị trường ưa chuộng và luôn bán được giá cao, ông liền lặn lội ra tận ngoài ấy tìm hiểu, học hỏi. May mắn ông gặp lại người bạn đang công tác ở ĐH Nông nghiệp Hà Nội từng thành công với mô hình nuôi cá giòn. Người bạn tận tình hướng dẫn kỹ thuật, đồng thời tặng ông cuốn luận văn thạc sĩ về đề tài này để tham khảo, nghiên cứu. Với mớ kiến thức đó, ông tiếp tục xuống các vùng nuôi ở Hải Dương, Hà Nội nắm thêm thực tế rồi trở về An Giang nuôi thử nghiệm.

Ở ngoài Bắc thường nuôi giống cá chép đen có nguồn gốc nhập từ Nga hoặc Hungary bởi chúng chịu được thời tiết lạnh giá. Thấy giá cá giống ngoại nhập cao, rồi còn phải vận chuyển đường xa mất nhiều thời gian và tốn kém, ông cứ trăn trở: “Ở trong này nắng ấm quanh năm sao lại không sử dụng loài cá chép bản địa?”. Thế rồi ông mày mò nuôi thử với loài cá chép vàng sẵn có của miền Tây, kết quả cho ra sản phẩm thịt giòn chắc, ngon và ngọt không kém. “Sau vài đợt nuôi thấy khả quan, từ năm 2012 tôi quyết định chọn loài cá chép ở địa phương cho sinh sản tạo giống để nuôi thành cá chép giòn” - ông Thập kể.

Thức ăn cho cá chủ yếu bằng đậu tằm nhập khẩu, nếu vận chuyển về tới An Giang giá thành lên tới 25.000 đồng/kg. Muốn chủ động nguồn thức ăn có giá rẻ hơn, ông lại tìm đọc đủ thứ tài liệu về cây đậu tằm, trong đó có bài viết của nguyên phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn rồi cho trồng thử ở vài nơi. Cuối cùng ông quyết định lên tận Bảo Lộc (Lâm Đồng) thuê đất dài hạn và thuê người trồng cây đậu tằm để cung cấp cho mình. “Giá thành đậu tằm trồng ở Bảo Lộc chừng 14.000-15.000 đồng/kg, và tôi cho ăn giặm thêm bắp đỏ khoảng 4.000 đồng/kg, nhờ vậy chi phí nuôi cá giòn được kéo xuống chỉ còn 100.000 đồng/kg cá” - ông Thập chia sẻ.
 

Ông Thập (phải) với những con cá chép giòn vàng ươm - Ảnh: Đức Vịnh


Vì sao thịt cá giòn?

TS Kim Văn Vạn - khoa chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Học viện Nông nghiệp VN - cho biết nuôi bằng đậu tằm để tạo ra sản phẩm cá giòn hình thành từ năm 1998 rồi nhanh chóng lan rộng ở Trung Quốc. Tại miền Bắc, nuôi cá chép giòn, cá trắm giòn bắt đầu xuất hiện từ năm 2006. Năm 2008, Trung tâm Giống thủy sản Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội xây dựng mô hình nuôi cá trắm, cá chép giòn trong lồng tại Đan Phượng (Hà Tây) khá hiệu quả, sau đó mô hình phát triển ở nhiều nơi như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương...

Năm 2011 tại ĐH Nông nghiệp Hà Nội (vừa nâng cấp thành Học viện Nông nghiệp VN thuộc Bộ NN&PTNT) có một luận văn thạc sĩ của tác giả Kiều Minh Khuê thực hiện về đề tài nuôi cá bằng đậu tằm tạo ra sản phẩm cá giòn do TS Nguyễn Văn Tiến hướng dẫn và một số GS, TS khác hỗ trợ, góp ý về kỹ thuật, trong đó có TS Vạn (ông Thập được người bạn tặng luận văn này - PV).

Theo TS Vạn, trong đậu tằm protein thô chiếm hơn 31%, lipid thô chỉ 0,15%... là yếu tố quyết định dẫn tới thay đổi chất lượng thịt của cá, tăng độ dai cơ thịt nên thịt cá chắc giòn. “Thành phần thức ăn, đặc biệt thành phần protein trong đậu tằm có fibrinozen làm thịt cá dai giòn. Cá giòn đảm bảo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Không chỉ cá chép, cá trắm, mà một số loài cá khác nếu nuôi bằng đậu tằm cũng cho sản phẩm cá giòn tương tự. Học viện Nông nghiệp VN vừa chuyển giao quy trình, kỹ thuật nuôi bằng đậu tằm để tạo sản phẩm cá giòn và con giống để phát triển mô hình này ở ĐBSCL” - TS Vạn cho hay.

Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phương - trưởng khoa thủy sản ĐH Cần Thơ, khi cho ăn đậu tằm liên tục, thành phần thức ăn có thể làm thay đổi cấu trúc, thành phần protein trong thịt khiến thịt cá chắc giòn. Tuy nhiên vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu thêm.

TTO

 

 Tags: cá chép

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay54,616
  • Tháng hiện tại885,343
  • Tổng lượt truy cập92,059,072
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây