Học tập đạo đức HCM

Nuôi cá thát lát cườm cho lợi nhuận cao

Thứ tư - 26/04/2017 03:53
Với 16 bè nuôi cá thát lát cườm, diện tích mỗi bè từ 25 - 200m2, ông Lý Văn Bon tại khu vực 1, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thu lãi mỗi vụ cá từ 300 - 400 triệu đồng. Nhờ nắm vững kỹ thuật nuôi, kết hợp với nghiên cứu, tìm hiểu thị trường tiêu thụ, đa dạng sản phẩm cá thát lát chế biến nên kinh tế gia đình ông Bon ngày một khấm khá.

Ông Lý Văn Bon có hơn 7 năm trong nghề nuôi cá điêu hồng. Tuy nhiên, do giá cả bấp bênh, chi phí đầu tư cao, cộng thêm nhiều lúc bị dịch bệnh nên cá nuôi thường hao hụt nhiều, không có lãi, thậm chí thua lỗ. Năm 2007, thấy giá trị của con cá thát lát cườm, ông Bon bắt đầu thả nuôi và gắn bó với con cá này đến bây giờ. Theo ông Bon, muốn nuôi cá thát lát cườm thành công, khâu chọn con giống là quan trọng nhất. Cá giống phải sạch bệnh và nên mua ở những cơ sở uy tín, kích thước đồng đều (khoảng 1cm trở lên), không bị xây xát. Người nuôi phải thường xuyên vệ sinh lồng bè, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng thời điểm sinh trưởng của cá nhằm tránh thất thoát thức ăn và hạn chế ô nhiễm môi trường nước, hạn chế tỷ lệ cá hao hụt. Cá thát lát cườm nuôi trong bè bằng thức ăn công nghiệp tuy chi phí đầu tư cao, nhưng bù lại loại cá này rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp và phẩm chất thịt cá ngon, được thị trường ưa chuộng… Người nuôi chỉ cần cho cá ăn đầy đủ, chăm sóc, phòng ngừa bệnh cho cá đúng quy trình kỹ thuật, cá sẽ tăng trưởng đồng đều.

Ông Lý Văn Bon cho biết: Những tháng đầu năm, giá cá thát lát cườm thường xuống thấp do thời điểm này thị trường nguồn cung dồi dào. Đến khoảng tháng 7 và tháng 8, giá cá sẽ tăng trở lại do nguồn cung ít. Cụ thể như vào tháng 7 và 8-2016, cá thát lát cườm được thương lái thu mua từ 60.000 – 70.000 đồng/kg, thậm chí có năm giá cá thương phẩm tăng lên 90.000 đồng/kg. Để tránh tình trạng thua lỗ, ông chia thành nhiều đợt thả cá trong năm nhằm đảm bảo có nguồn cá xuất bán liên tục. Tùy theo quy luật thị trường lên xuống trong năm, ông cân đối sản lượng cung ứng ra thị trường phù hợp.

Theo ông Bon, hiện nay, giá thành nuôi cá thát lát cườm trên bè trong điều kiện sinh trưởng thuận lợi, ít dịch bệnh nằm ở mức 45.000 đồng/kg, bình quân mỗi vụ nuôi kéo dài khoảng 6 tháng, mỗi con đạt trọng lượng khoảng 400 - 500gram. Tuy nhiên, giá cá thương phẩm trên thị trường hiện nay không ổn định, có lúc chỉ còn hơn 40.000 đồng/kg, trong khi giá thức ăn, chi phí đầu tư cho sản xuất liên tục tăng là những khó khăn thường gặp của người nuôi cá thát lát cườm. Do đó, gia đình ông mở thêm Cơ sở sản xuất chả cá Lý Vân để sản xuất cá thát lát thành phẩm. Hằng tháng, cơ sở sản xuất trên 9 tấn cá thành phẩm như: cá thát lát rút xương, chả cá thát lát, cá thát lát muối sả ớt… Giá trung bình cho 2 loại cá thát lát rút xương và chả cá là 190.000 đồng/kg, cá thát lát muối sả ớt giá 130.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn TP Cần Thơ, tỉnh Bạc Liêu, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… Cơ sở sản xuất chả cá góp phần giải quyết đầu ra cho cá nuôi và tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Chị Dương Thị Lụa, công nhân làm việc tại Cơ sở sản xuất chả cá Lý Vân, chia sẻ: "Tôi làm việc tại cơ sở hơn 1 năm nay, điều kiện làm việc tại đây rất tốt, thu nhập ổn định, trung bình từ 5- 6 triệu đồng/tháng. Những lúc đơn đặt hàng nhiều, chị em làm tăng ca thêm giờ, thu nhập cũng được 7-8 triệu đồng/tháng".

Ông Trần Văn Bảy Mươi Lăm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân quận Bình Thủy, nhận xét: "Ông Lý Văn Bon phát triển mô hình nuôi cá bè tại Cồn Sơn nhiều năm qua. Trong quá trình sản xuất, ông Bon luôn học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất phù hợp nên mô hình nuôi cá thát lát cườm kết hợp chế biến chả cá của ông Bon luôn cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, ông cũng tích cực hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi với các hộ xung quanh, phối hợp tích cực với các nhà vườn làm du lịch tại Cồn Sơn cung cấp sản phẩm từ cá phục vụ khách tham quan…Với mô hình làm kinh tế hiệu quả, năm 2016, ông Bon đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố. Đây là mô hình đang được Hội Nông dân quận Bình Thủy nghiên cứu phát huy và nhân rộng, góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân".

Nguồn: http://www.baocantho.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập757
  • Hôm nay66,162
  • Tháng hiện tại802,272
  • Tổng lượt truy cập93,179,936
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây