Học tập đạo đức HCM

Nuôi con đặc sản cho thu nhập cao

Thứ năm - 11/08/2016 21:01
Đó là mô hình đang được người dân xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam triển khai, đầu tư xây dựng chuồng trại, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi với mong muốn có thu nhập cao.

Từ năm 2006-2007, Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Phú Ninh triển khai mô hình chăn nuôi lợn rừng tại xã Tam Lãnh với quy mô 15 con/2 hộ. Hình thức đầu tư ban đầu là nhà nước hỗ trợ 30% con giống và vật tư, còn lại 70% do người dân đối ứng.

Anh Phan Như Phi ở thôn Đàn Thượng cho hay: Từ 8 con lợn giống của mô hình, đến năm 2008 đàn lợn rừng được nhân lên 120 con, mang lại cho gia đình thu nhập 100 triệu đồng/năm. Tuy thị trường có nhiều biến động, nhưng gia đình anh vẫn tiếp tục duy trì đàn lợn. Và đến năm 2015, thị trường đã quen và chấp nhận sản phẩm thịt thương phẩm lợn rừng.

Ngoài việc duy trì đàn lợn rừng, gia đình anh tiếp tục đầu tư nuôi giống lợn đen bản địa. Theo anh Phi, nuôi lợn rừng và lợn đen rất đơn giản, có thể tận dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chúng. Do có nguồn gốc hoang dã nên lợn có sức đề kháng tốt, ít bị nhiễm dịch bệnh. Ngoài ra, chi phí thức ăn rẻ, không mất nhiều công chăm sóc.

Còn anh Lê Văn Minh ở cùng thôn cho biết, gia đình anh duy trì đàn lợn rừng với quy mô thường xuyên 8 nái/1 đực. Anh tận dụng tán rừng trồng để chăn thả lợn, tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn, mức đầu tư rất ít... Hiện tại giá lợn hơi là 130.000 đồng/kg, giá lợn giống 200.000 đồng/kg. Với quy mô chăn nuôi hiện tại, mỗi năm anh lãi khoảng 80 triệu đồng.

Tốt nghiệp ĐH Kinh tế Đà Nẵng năm 2010 song chị Nguyễn Thị Phượng (28 tuổi) ở thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh trở về quê để đầu tư chuồng trại nuôi dúi. Thông qua mạng internet, chị tìm hiểu các kỹ thuật nuôi và quyết định mua 1 cặp dúi về thử nghiệm. Chỉ trong vòng 8 tháng, 2 con dúi cái đã sinh được 6 con.

 nuoi con dac san cho thu nhap cao hinh anh 2

 Những chuồng nuôi lợn

 

Thấy việc nuôi dúi cũng dễ dàng, chị đầu tư xây chuồng trại quy mô lớn, mua thêm giống về để đẩy mạnh phát triển số lượng đàn. Đến nay, số lượng dúi tại chuồng của chị luôn duy trì ở mức hơn 100 con. “Điều kiện thuận lợi nhất để mình nuôi động vật hoang dã thành công chính là môi trường rừng núi ở xã Tam Lãnh. Khí hậu phù hợp và thức ăn chỉ là cây, lá rừng nên quá trình nuôi dúi không gặp bất kỳ khó khăn nào, kể cả dịch bệnh cũng chưa từng xảy ra”, chị Phượng nói.

Tuy vậy, chị lại gặp khó khăn về đầu ra cho dúi thương phẩm. Đây là đặc sản đắt tiền, nhu cầu tiêu thụ rất hạn hẹp. Năm 2011, chị vào tận TP Hồ Chí Minh tìm đến những nhà hàng để quảng bá và đặt vấn đề cung cấp dúi. Ban đầu, chị chỉ nhận được những cái “lắc đầu”, nhưng sau nhiều lần kiên trì thuyết phục, một số nhà hàng đã đồng ý nhập với số lượng ít. Nhiều thực khách từ giai đoạn làm quen đã chuyển dần sang thích loại thức ăn “lạ miệng” này. Đến nay, đầu ra đã thực sự ổn định, cơ sở chăn nuôi của chị Phượng là địa chỉ uy tín cho nhiều nhà hàng.

Chị Phượng còn tạo được một hệ thống liên kết gồm 30 hộ chăn nuôi dúi cho mình ở khắp các địa phương từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. 1kg thịt dúi thương phẩm có giá 450.000 đồng, xoay vòng số lượng dúi tại chuồng, trung bình mỗi tháng chị thu nhập được khoảng 15 triệu đồng, các vệ tinh chăn nuôi cho chị cũng thu lãi ở mức tương tự...

Đắc Thành

Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm262
  • Hôm nay40,246
  • Tháng hiện tại1,081,377
  • Tổng lượt truy cập92,255,106
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây