Học tập đạo đức HCM

Nuôi lươn không bùn xuất ngoại, ngồi thu ngoại tệ

Thứ năm - 10/07/2014 21:47
Anh Đoàn Kim Sơn (SN 1983) là giảng viên Trường Đại học Nông lâm TP.HCM và là chủ trang trại Sơn Ca (xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn). Anh là một trong những người đi đầu trong việc áp dụng thành công mô hình nuôi lươn không bùn tại TP. HCM và đưa lươn xuất ngoại.
Anh Đoàn Kim Sơn (SN 1983) là giảng viên Trường Đại học Nông lâm TP.HCM và là chủ trang trại Sơn Ca (xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn).

Anh là một trong những người đi đầu trong việc áp dụng thành công mô hình nuôi lươn không bùn tại TP. HCM và đưa lươn xuất ngoại.

Đến trang trại Sơn Ca, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi quy mô cũng như sự sáng tạo trong nghề nuôi lươn mà nơi đây đang áp dụng. Với diện tích khoảng 4.000m2 có tới hàng trăm bể nuôi lươn bằng xi măng, không có bùn. Trong bể, ngoài hệ thống đường ống tiêu, thoát nước, ở giữa bể được đặt các vỉ tre chồng lên nhau làm chỗ để lươn bám vào. Trên các vỉ tre, hàng trăm con lươn cuộn mình vào nhau.

Anh Sơn cho biết, lươn thịt của trại xuất bán quanh năm. Mỗi năm bán trên 1.200 tấn tại thị trường nội địa và xuất khẩu trên 400 tấn, lươn giống xuất khoảng 40 tấn. Anh còn xây 3 vựa thu mua tại chợ đầu mối Bình Điền để thu mua lươn của nông dân.

Để có thành công này, anh đã trải qua nhiều thăng trầm. Anh Sơn kể, năm 2001, anh bắt đầu nuôi lươn trong bể bùn tại Tiền Giang. Nhưng cách làm này không mang lại hiệu quả do tốn nhiều công sức, không đảm bảo môi trường.

Năm 2007, anh về mở trang trại nuôi lươn tại Hóc Môn. Ban đầu anh nuôi lươn trong bể có lục bình. Tuy nhiên cách này rất khó thay nước vì rễ lục bình nhiều. Rồi anh lại thử nghiệm nuôi lươn trong bể có dây nylon, nuôi lươn bằng việc thả gạch ống xuống bể, nuôi lươn bằng ống nhựa... nhưng đều không thành công.

Cuối cùng anh nuôi lươn trên những vỉ tre khô trong các bể xi măng và đã thành công. Theo anh Sơn, cách nuôi này không gây ô nhiễm môi trường, giảm công chăm sóc; dễ kiểm tra đàn lươn; lươn khỏe mạnh, mau lớn hơn. Từ năm 2012 đến nay, mỗi năm trang trại lươn của anh thu lời trên 2 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 30 lao động.

Trang trại của anh thường xuyên có nhiều ND, chuyên gia đến tham quan, học hỏi.

 
Theo danviet
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập444
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm431
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,213,124
  • Tổng lượt truy cập88,568,194
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây