Học tập đạo đức HCM

Nuôi ong chúa lấy sữa thu nhập 250 triệu đồng/năm ở Nghệ An

Chủ nhật - 08/05/2016 06:33
Ngoài nuôi ong lấy mật, gia đình bà Nguyễn Thị Năm, xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Lưu) còn áp dụng các quy trình kỹ thuật khác để lấy sữa của ong chúa. Với cách làm trên, mỗi năm gia đình bà thu nhập trên 250 triệu đồng.
 
Năm 1996, bà Nguyễn Thị Năm cùng với chồng là ông Bùi Ngọc Ấn bắt đầu bén duyên với nghề nuôi ong lấy mật. Từ 2 đàn ong nuôi để làm quen, nhưng sau quá trình nuôi thấy có hiệu quả cao, gia đình đã nhân rộng lên 60 đàn.
Năm 1996, bà Nguyễn Thị Năm cùng với chồng là ông Bùi Ngọc Ấn bắt đầu bén duyên với nghề nuôi ong lấy mật. Từ 2 đàn ong nuôi để làm quen, nhưng sau quá trình nuôi thấy có hiệu quả cao, gia đình đã nhân rộng lên 60 đàn.
Bà Năm cho biết: Trong số 60 đàn ong thì có 40 đàn ong nội nuôi lấy mật và 20 đàn ong ngoại nuôi để lấy sữa của ong chúa. Để lấy được sữa thì cần phải có sự can thiệp của con người. Công việc này đòi hỏi một quy trình tuân thủ nghiêm ngặt dựa trên tập tính bản năng tự nhiên của loài ong.
Bà Năm cho biết: Trong số 60 đàn ong thì có 40 đàn ong nội nuôi lấy mật và 20 đàn ong ngoại nuôi để lấy sữa của ong chúa. Để lấy được sữa thì cần phải có sự can thiệp của con người. Công việc này đòi hỏi một quy trình tuân thủ nghiêm ngặt dựa trên tập tính bản năng tự nhiên của loài ong.
Thời điểm lấy sữa ong chúa thích hợp nhất là vào từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, bởi thời gian này khí hậu mát mẻ nên ong thợ chăm đi tìm nguồn thức ăn cho ong chúa.
Thời điểm lấy sữa ong chúa thích hợp nhất là vào từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, bởi thời gian này khí hậu mát mẻ nên ong thợ chăm đi tìm nguồn thức ăn cho ong chúa.
Để lấy sữa ong chúa, gia đình bà đã tạo ra “nụ chúa giả“ nhằm đánh lừa con ong thợ tiết dịch sữa vào trong đó để nuôi ấu trùng ong chúa. Ong thợ càng tiết dịch sữa bao nhiêu thì con người càng lấy bấy nhiêu. Và cứ thế con người sẽ hưởng được thành quả của mình.
Để lấy sữa ong chúa, gia đình bà đã tạo ra “nụ chúa giả“ nhằm đánh lừa con ong thợ tiết dịch sữa vào trong đó để nuôi ấu trùng ong chúa. Ong thợ càng tiết dịch sữa bao nhiêu thì con người càng lấy bấy nhiêu. Và cứ thế con người sẽ hưởng được thành quả của mình.
Để khai thác sữa ong chúa đạt hiệu quả, gia đình bà đã mang nhiều đàn ong đi gửi ở những nơi có nguồn phấn dồi dào, đồng thời chọn đàn ong mạnh có nhiều ong non ở độ tuổi tiết sữa, cho ong ăn bổ sung rồi tiến hành di trùng.
Để khai thác sữa ong chúa đạt hiệu quả, gia đình bà đã mang nhiều đàn ong đi gửi ở những nơi có nguồn phấn dồi dào, đồng thời chọn đàn ong mạnh có nhiều ong non ở độ tuổi tiết sữa, cho ong ăn bổ sung rồi tiến hành di trùng.
Thang khai thác sữa cũng giống như thang làm chúa, nhưng số lượng mủ gấp đôi (khoảng 32 mủ/ thang). Tùy theo khả năng nuôi của mỗi đàn mà ta có thể đặt 1 hay 3 thang. Chọn ấu trùng từ 12 -18 giờ tuổi để di. Trong ảnh: bà Năm giới thiệu thang lấy sữa ong chúa.
Thang khai thác sữa cũng giống như thang làm chúa, nhưng số lượng mủ gấp đôi (khoảng 32 mủ/ thang). Tùy theo khả năng nuôi của mỗi đàn mà ta có thể đặt 1 hay 3 thang. Chọn ấu trùng từ 12 -18 giờ tuổi để di. Trong ảnh: bà Năm giới thiệu thang lấy sữa ong chúa.
Sau khi di trùng khoảng 72 giờ, ta lấy thang khai thác ra khỏi tổ và dùng panh gắp ấu trùng ra ngoài rồi dùng kim di trùng hút sữa ra. Cho sữa ong chúa vào lọ thủy tinh, còn thang mủ chúa tiếp tục di trùng để nuôi tiếp.
Sau khi di trùng khoảng 72 giờ, ta lấy thang khai thác ra khỏi tổ và dùng panh gắp ấu trùng ra ngoài rồi dùng kim di trùng hút sữa ra. Cho sữa ong chúa vào lọ thủy tinh, còn thang mủ chúa tiếp tục di trùng để nuôi tiếp.
Bà Năm cho biết: mỗi năm gia đình bà thu được trên 200 lít mật ong, thu về trên 60 triệu đồng, ngoài ra thu nhập trên 150 triệu đồng từ bán sữa ong chúa và bán ong cả giống. Trừ chi phí, tổng thu nhập cả năm đạt trên 250 triệu đồng/năm.
Bà Năm cho biết: mỗi năm gia đình bà thu được trên 200 lít mật ong, thu về trên 60 triệu đồng, ngoài ra thu nhập trên 150 triệu đồng từ bán sữa ong chúa và bán ong cả giống. Trừ chi phí, tổng thu nhập cả năm đạt trên 250 triệu đồng/năm.
 
Theo Việt Hùng/baonghean.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập505
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại204,193
  • Tổng lượt truy cập88,882,527
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây