Sau khi từ chiến trường trở về, để phát triển kinh tế gia đình, ông Ấn đã tìm tòi, tham khảo các mô hình phát triển kinh tế và năm 2012, nhân duyên đã đưa ông đến với mô hình nuôi ong lấy mật.
Thực tế, nhu cầu của người tiêu dùng về sữa ong chúa là rất lớn vì nó có nhiều công dụng tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên nguồn cung cấp sữa ong chúa ở trong nước còn rất ít vì thế trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm giả, được nhập từ Trung Quốc về để cung ứng cho thị trường. Những sản phẩm giả này không những không tốt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Ông Bùi Ngọc Ấn ở xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Lưu) phát triển nghề nuôi ong lấy sữa ong chúa thu nhập 250 triệu đồng/năm.
Trăn trở suốt thời gian dài, ông Ấn quyết định nghiên cứu để đưa vào sản xuất sữa ong chúa ngay tại địa phương mình.
“Nói là nghiên cứu vì con ong rất khó thích nghi với điều kiện thời tiết ở miền Trung. Khi nóng quá ta phải đưa nó đi “nghỉ mát” lạnh thì chỉ cần giữ đủ ấm là được”, ông Ấn chia sẻ.
Bên cạnh đó, ông làm mũ chúa giả để bắt con ong chúa non vào trong đó, lúc này những mũ chúa giả sẽ được tiết đầy sữa để nuôi ấu trùng ong chúa phía trong. Đến thời điểm thích hợp sẽ lấy ra thu sữa ong chúa.
Để có thể nuôi thu được sữa ong chúa người nuôi cần hiểu rõ tập tính, sinh hoạt của loài ong. Mỗi tổ có thể bỏ từ 2 – 3 cầu mũ giả để lấy sữa ong chúa điều này tùy thuộc vào số lượng của đàn ong.
Hiện tại gia đình ông Ấn có tổng cộng 60 đàn ong, trong đó có 10 đàn ong nuôi để chuyên lấy sữa ong chúa. Mỗi năm gia đình ông thu hoạch được khoảng 7 lít sữa ong chúa; cộng với 50 đàn ong thường cho ông thu thêm khoảng 200 lít mật.
Thu nhập từ đàn ong, đặc biệt là sữa ong chúa mang về cho gia đình ông khoảng 250 triệu đồng mỗi năm. Ông Ấn cho biết: “Tôi từng xem ti vi thấy đưa tin về việc lực lượng chức năng có bắt hàng tấn sữa ong chúa giả được nhập từ Trung Quốc về.
Cũng vì nhu cầu về sữa ong chúa là rất lớn nên người ta mới nhập số lượng lớn sữa ong chúa giả như vậy. Từ đó tôi cố gắng để có thể sản xuất được sữa ong chúa ngay tại địa phương mình để bà con ta không còn phải dùng sữa ong chúa giả nữa”.
Sữa ong chúa được đóng chai bán cho khách có nhu cầu
Mùa thu hoạch sữa ong chúa tốt nhất là từ tháng 2 – 5 âm lịch. Hiện tại sản phẩm sữa ong chúa của gia đình ông sản xuất ra được thị trường đón nhận, thu hoạch đến đâu thì được thị trường tiêu thụ hết đến đó.
Thời gian tới, ông Ấn dự định sẽ phát triển thêm đàn ong chúa lấy sữa của mình; đồng thời sẵn sàng truyền lại những kinh nghiệm quý báu của bản thân cho bà con nông dân nếu có nhu cầu học tập, để nhân rộng mô hình trên địa phương.
Việt Hùng
Nguồn: Báo Nghệ An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;