Học tập đạo đức HCM

Nuôi trâu, bò sinh sản: Nông dân Chiềng Sơ thoát nghèo

Thứ ba - 22/07/2014 21:51
Nằm cách trung tâm huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) gần 50km, Chiềng Sơ là xã vùng cao còn nhiều khó khăn. Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, nông dân trong xã đã đẩy mạnh việc nuôi trâu, bò sinh sản. Nhờ đó, đời sống của đồng bào các dân tộc Chiềng Sơ ngày càng được nâng cao.

Theo ông Lò Minh Xuyên, Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơ, những năm trước, vì nhi­ều nguyên nhân, nhất là do thiếu đất sản xuất, cơ cấu cây trồng - vật nuôi chưa hợp lý nên dù được Đảng, Nhà nước quan tâm, hỗ trợ lương thực hàng năm nhưng đời sống nhân dân trong xã vẫn gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế này, Đảng bộ xã Chiềng Sơ đã xây dựng nghị quyết chuyên đề về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là đẩy mạnh chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò sinh sản dựa trên lợi thế, tiềm năng của địa phương.

Theo đó, UBND xã đã cùng Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Điện Biên Đông mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò sinh sản. Nhờ vậy, nhiều nông dân trong xã đã nắm được kỹ thuật chăm sóc; cách phối hợp các loại thức ăn; phương pháp phòng trị bệnh cho trâu, bò; kỹ thuật chống rét vào mùa đông… Đây chính là tiền đề quan trọng để hoạt động chăn nuôi trâu, bò sinh sản ở Chiềng Sơ phát triển bền vững.

Đến thăm gia đình anh Quàng Văn Thinh, người Thái, ở bản Cang B, một điển hình làm kinh tế giỏi của xã, chúng tôi cảm nhận rõ hiệu quả kinh tế mà mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản mang lại. Vừa nhanh tay cho 2 bò mẹ mới đẻ ăn cám, anh Thinh vừa chia sẻ: Mấy năm trước, cũng như nhiều hộ khác trong bản, gia đình anh gặp không ít khó khăn về kinh tế. Được Hội Nông dân hỗ trợ về kỹ thuật và vốn, anh mạnh dạn đầu tư mua 2 cặp trâu sinh sản. Đến nay, gia đình anh thường xuyên nuôi trên 20 con trâu, bò, thu nhập đạt khoảng 100 triệu đồng/năm. Không chỉ có vốn tích lũy, vợ chồng anh Thinh còn dựng được nhà mới, có điều kiện lo cho con cái ăn học.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, với diện tích đất đồi rừng tương đối rộng, thời gian qua, chăn nuôi trâu, bò sinh sản ở Chiềng Sơ đã có bước phát triển khá mạnh. Chỉ tính đến hết tháng 6/2014, tổng đàn trâu, bò của xã lên đến 1.987 con (tăng 297 con so với cuối năm 2013). Trong đó có 743 con trâu, 1.234 con bò. Theo thời giá hiện tại, trâu trưởng thành có giá 30 - 35 triệu đồng/con, bò 25 - 28 triệu đồng/con, đây thực sự là nguồn lợi kinh tế lớn đối với đồng bào các dân tộc ở Chiềng Sơ. Trên địa bàn xã, xuất hiện ngày càng nhiều điển hình làm kinh tế giỏi từ nghề nuôi trâu, bò sinh sản như: ông Lò Văn Xiên ở bản Cang B, ông Lường Văn Thiện ở bản Kéo, ông Lò Văn Bình ở bản Hia Óng… Các hộ này đều có thu nhập bình quân 80 - 90 triệu đồng/năm.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản ở Chiềng Sơ đã mang lại lợi ích kép cho nhân dân. Không chỉ tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân, mô hình còn trực tiếp góp phần bảo vệ diện tích đất đồi rừng của các bản, nhất là diện tích rừng tái sinh. Trong quá trình chăn thả trâu, bò sinh sản, người dân còn có điều kiện chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng của gia đình và cộng đồng.

Ông Lò Văn Chựa, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Sơ, cho biết: Mô hình nuôi trâu, bò sinh sản đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 65% (năm 2011) xuống còn 58,54% (năm 2013). Mặt khác, cũng từ sự phát triển của mô hình mà Chiềng Sơ đã trở thành điểm sáng của huyện Điện Biên Đông trong công tác trồng và bảo vệ rừng.

Tuy nhiên, do tập quán sản xuất và thiếu nguồn thức ăn vào mùa đông, thiếu vốn đầu tư, thiếu bãi chăn thả lớn nên hoạt động nuôi trâu, bò sinh sản ở Chiềng Sơ chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình. Thời gian tới, để mở rộng quy mô đàn trâu, bò sinh sản, chính quyền và nhân dân Chiềng Sơ rất mong nhận được sự hỗ trợ của các cấp, ngành, nhất là về vốn ưu đãi cũng như kỹ thuật chăm sóc trâu, bò sinh sản.

Hiệu quả kinh tế từ hoạt động nuôi trâu, bò sinh sản ở Chiềng Sơ đã và đang được khẳng định. Tiếp tục khai thác lợi thế tự nhiên sẵn có để mở rộng mô hình trên cơ sở thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật chính là lời giải cho bài toán thoát nghèo của nông dân, đồng thời tạo động lực đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở mảnh đất còn không ít khó khăn này.

Tạ Quang Đạo/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay26,160
  • Tháng hiện tại261,021
  • Tổng lượt truy cập88,939,355
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây