Học tập đạo đức HCM

Phát triển công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 22/04/2014 22:24
Xã Thanh Tân (Kiến Xương) có 7 thôn, 6.275 khẩu, 1.904 hộ. Ðến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ðể đạt được kết quả này, thời gian qua ngoài phát huy thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, địa phương đã quan tâm chú trọng phát triển công nghiệp, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Phạm Văn Nhận, Bí thư Ðảng ủy xã cho biết: Cách đây hơn 10 năm, Thanh Tân chỉ là xã thuần nông, thu nhập người dân thấp, ngành nghề không phát triển. Sớm nhận biết nếu chỉ đơn thuần làm nông nghiệp, đời sống nhân dân khó có thể thay đổi. Do đó, xã đã đưa ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển sâu rộng đồng thời mở rộng phát triển thương mại dịch vụ. Nói là làm, Thanh Tân bắt tay ngay vào việc đưa nghề về địa phương theo phương châm duy trì nghề sẵn có, du nhập thêm nghề mới.
 
Cùng với đó xã đề nghị tỉnh cho phép quy hoạch cụm công nghiệp với diện tích 12,65ha, mời gọi các nhà đầu tư để tạo việc làm cho người lao động. Ngoài ra, địa phương còn chú trọng phát triển ngành nghề tại chỗ, tạo điều kiện cho lao động ở độ tuổi trung niên có việc làm như thêu ren, tăm hương, sản xuất chè thanh nhiệt, làm bao manh, khâu nón, chế biến cói, mây tre đan, móc hộp, xây dựng... thu hút khoảng 2.000 lao động tham gia. Với chủ trương đó, tất cả các lực lượng lao động trong độ tuổi ở Thanh Tân đều có cơ hội làm nghề đem lại thu nhập ổn định trong lúc nông nhàn.
 
Ðặc biệt, từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới, Thanh Tân đã xây dựng quy hoạch khu trung tâm, xây dựng đề án phát triển nghề, làng nghề, đào tạo nghề cho người lao động. Tới nay toàn xã có 7 doanh nghiệp, 3 HTX, 47 tổ hợp nghề, hàng trăm cơ sở dịch vụ. Hàng năm các hội, ban, ngành của xã mở nhiều lớp dạy nghề thu hút đông đảo hội viên nông dân theo học. Các lớp đan mặt ghế cói xuất khẩu, mây tre đan, may mặc, đào tạo về điện, sửa chữa bảo dưỡng vận hành máy cơ khí nông nghiệp và các lớp khởi sự doanh nghiệp... đã tạo tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại dịch vụ thường chiếm 81% tổng số lao động.
 
Ðể đưa cụm công nghiệp (CCN) đi vào hoạt động, ngay từ khi thành lập Thanh Tân đã hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tuyên truyền giới thiệu việc làm giúp các doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Do đó đến nay đã có 3 doanh nghiệp đầu tư vào CCN tạo việc làm cho trên 1.000 lao động với mức lương bình quân đạt 3 triệu đồng/người/tháng. Nổi bật là Công ty may Việt Thái, mặc dù mới đi vào hoạt động từ năm 2013 nhưng Công ty đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
 
Vừa qua Công ty tiếp tục mở thêm dây chuyền 2, không chỉ đưa doanh số của Công ty đạt tới hàng trăm tỷ đồng mà còn tạo việc làm cho gần 1.000 lao động ở trong và ngoài xã với mức lương bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng. Chị Vũ Thị Năm công nhân Công ty cho chúng tôi biết: Trước đây chị phải làm thuê ở trong miền Nam, tới khi biết tin ở địa phương có công ty may, chị lập tức quay về quê để làm nghề. Vừa được ở gần nhà vừa không mất chi phí đi lại, với chị thu nhập 3 triệu đồng/tháng là ổn định.
 
Trong phát triển nghề, làng nghề, ngoài việc duy trì làng nghề chế biến cói thôn An Cơ với khoảng 400 lao động tham gia, Thanh Tân còn phát triển đa dạng các loại ngành nghề khác. Ðặc biệt, hiện nay nghề xây dựng phát triển mạnh nhất ở địa phương với trên 20 tổ, bình quân mỗi tổ có từ 8 - 20 người. Tiếp đến là tổ hợp đan mặt ghế cói thu hút 542 lao động, mây tre đan 76 lao động, móc túi hộp xuất khẩu 23 lao động... đem lại thu nhập khá cho người dân trong lúc nông nhàn.
 
Thanh Tân cũng chú trọng tới phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ, bảo đảm thường xuyên có 225 - 270 lao động. Hiện tại trong xã có trên 30 lao động buôn bán hàng hóa tổng hợp, quần áo may sẵn, 38 lao động tham gia làm hàng ăn, 5 lao động tham gia buôn bán vật liệu xây dựng và hàng chục hộ kinh doanh gas, bán điện thoại, máy khâu, bán thuốc... Ngoài ra từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới, Thanh Tân đã thực hiện cải tạo, nâng cấp chợ An Xá trên khuôn viên hơn 4.000m2 với trên 40 quầy thực phẩm tươi sống. Ðến nay chợ xã Thanh Tân đã thu hút được 145 hộ tham gia buôn bán trong khu vực chợ, đáp ứng nhu cầu mua sắm cho nhân dân.
 
Với sự phát triển trên, những năm qua giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng của Thanh Tân ngày càng cao: năm 2003 đạt 3.972 triệu đồng, năm 2005 đạt 4.532 triệu đồng, năm 2010 đạt 16.338 triệu đồng và tới năm 2013 đạt 48.764 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của xã chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm tới 48,76%, thương mại dịch vụ chiếm 23,76% và tỷ trọng nông nghiệp chiếm 27,48%. Những kết quả đó góp phần đưa đời sống của người dân ngày càng lên cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Ðến nay thu nhập bình quân đầu người đạt trên 28 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,62%, tỷ lệ nhà mái bằng, cao tầng chiếm 96%, 100% hộ có các phương tiên đi lại, nghe nhìn hiện đại, 15% số hộ dùng mạng internet.
 
Ðể công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương, trong thời gian tới Thanh Tân tiếp tục huy động đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, đồng thời không ngừng phát triển ngành nghề thủ công hiện có. Ngoài ra, địa phương sẽ phát huy tiềm năng lợi thế tạo môi trường thuận lợi để lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển, thu hút các dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn, dịch vụ phục vụ cho sản xuất.             
                          Quốc Cường
theo baothaibinh
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm175
  • Hôm nay34,312
  • Tháng hiện tại809,590
  • Tổng lượt truy cập91,983,319
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây