Nói như vậy không có nghĩa là tỉnh Quảng Nam khuyến khích người dân ồ ạt chuyển sang trồng dưa hấu, bởi vì: thị trường dưa hấu có hạn, lại phụ thuộc rất lớn vào thương lái Trung Quốc, trồng dưa ào ạt dễ xảy ra tình trạng “được mùa mất giá” làm nông dân khốn đốn bao lâu nay. Do đó, ngành nông nghiệp Quảng Nam chủ trương: không sản xuất dưa hấu ồ ạt, nên trồng rãi vụ và đặc biệt chú trọng sản xuất dưa hấu an toàn theo hướng VietGAP, xây dựng thương hiệu dưa hấu đảm bảo cả về số lượng lẫn cả chất lượng tạo niềm tin và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Quảng Nam chú trọng sản xuất dưa hấu an toàn theo hướng VietGAP, đảm bảo chất lượng
và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Năm 2012, huyện Phú Ninh – tỉnh Quảng Nam đã đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ công nhận Thương hiệu “Dưa hấu Kỳ Lý”. Đây là thương hiệu đầu tiên trên cây dưa hấu của tỉnh Quảng Nam. Cho đến nay, với thương hiệu này đã mang lại cho người dân trồng dưa nhiều cái lợi lớn: thứ nhất, để tham gia sản xuất “Dưa hấu Kỳ Lý” người trồng dưa phải tuân thủ qui trình sản xuất dưa an toàn, do đó sản phẩm dưa đảm bảo chất lượng nên được tiêu thụ trong nước dễ dàng hơn dưa ở các vùng khác, nhất là các siêu thị lớn nhỏ; thứ hai, sản xuất dưa hấu theo hướng an toàn giúp giảm chi phí đầu tư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng; thứ ba, vì dưa đã có thương hiệu nên giá bán ra luôn cao hơn so với sản xuất đại trà; thứ tư, đầu ra của sản phẩm cũng ổn định hơn do được các doanh nghiệp thu mua; thứ năm, việc phân chia thời vụ trồng giúp điều tiết giá cả, giảm thiệt hại rất lớn cho người trồng dưa khi giá cả thị trường thay đổi.
Vụ Đông Xuân năm nay, dưa hấu trên địa bàn tỉnh được mùa lớn, năng suất trung bình từ 34 – 39 tấn/ha, giá dưa hiện tại là 7.000 - 7.500 đồng/kg, như vậy 1 ha dưa thu trên 250 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất người dân lãi trên 210 triệu/ha. Cho đến thời điểm hiện nay, dưa hấu là một trong những cây trồng ngắn ngày mang lại thu nhập cao nhất cho người nông dân.
Sản xuất dưa hấu nói riêng và cây trồng nói chung, muốn tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, sản xuất theo hướng bền vững thì việc đầu tiên phải làm là: tuân thủ qui trình sản xuất an toàn, đăng ký cho các thương hiệu cây trồng, hình thành tổ hợp tác sản xuất, gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra… Sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững luôn là mục tiêu hướng tới của tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
Võ Thị Nhung
Nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã