Học tập đạo đức HCM

Quảng Ninh: Làm giàu từ trồng mây rừng

Thứ tư - 18/10/2017 22:37
Ngay từ vụ đầu tiên thu hoạch trong năm 2016, gia đình anh Bông đã khai thác được hơn 1 tấn quả mây rừng, với giá trên thị trường lúc đó giao động từ 100 đến 120 nghìn đồng/kg, gia đình anh thu về trên 100 triệu đồng, ước tính trong đợt thu hoạch năm nay sẽ thu được gần 2 tấn quả mây...

Cây mây rừng từ lâu đã quá quen thuộc với người dân vùng sơn cước huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Quen đến nỗi người đi rừng giẫm lên những quả mây, hay phát mây mở lối mà chẳng biết đến giá trị của nó. Chỉ khoảng 2 năm trở lại đây, người dân Ba Chẽ mới hào hứng với giá trị kinh tế mà cây mây mang lại, thu cả dây, bán cả tấn quả, giá 120 ngàn/kg...

Anh Vi Văn Bông giới thiệu một cây mây con mọc tự nhiên trong rừng.

Anh Vi Văn Bông giới thiệu một cây mây con mọc tự nhiên trong rừng.

Chúng tôi đến thăm rừng mây của anh Vi Văn Bông, người dân tộc Tày ở thôn Khe Sâu, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ. Anh Bông là người đi đầu trong việc khoanh trồng, nhân rộng giống cây mây dưới tán rừng ở Ba Chẽ.

Với 7ha rừng được giao từ năm 2014, ban đầu gia đình anh Bông định phát pha đi để trồng một số loại cây lấy gỗ, nhưng nhận thấy trên rừng của mình có rất nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây mây, anh Bông quyết định khoanh nuôi, bảo vệ và nhân rộng giống mây này.

“Thổ nhưỡng ở đây rất phù hợp với cây mây rừng. Cây mây rừng phát triển nhanh, không ngại bão gió như các cây keo, bạch đàn. Cây mây rừng trồng đơn giản, ít tốn công chăm sóc và đẻ nhánh rất nhanh. Mỗi ha đất rừng trồng xen từ 600 gốc đến 800 gốc mây và sau từ 3 đến 5 năm là cho thu hoạch” – anh Bông hào hứng giới thiệu.

Ngay từ vụ đầu tiên thu hoạch trong năm 2016, gia đình anh Bông đã khai thác được hơn 1 tấn quả mây rừng, với giá trên thị trường lúc đó giao động từ 100 đến 120 nghìn đồng/kg, gia đình anh thu về trên 100 triệu đồng, ước tính trong đợt thu hoạch năm nay sẽ thu được gần 2 tấn quả mây...

Không chỉ quả mây mang lại giá trị, mà cả dây mây mình tỉa đi cũng có thể bán được. Những cây nào già quá mình trồng thay thế những cây non, nên rừng mây lúc nào cũng phát triển, cho thu nhập ổn định...” – anh Bông nói.

Thấy hiệu quả, trong năm 2017, anh Bông đã tận dụng những cây mây con mọc tự nhiên trên rừng để nhân rộng trong khu rừng của mình. Đến nay anh Bông đã có hơn 5 vạn bụi mấy trong rừng. Nhiều người trong và ngoài xã thấy anh Bông trồng cây mây rừng hiệu quả đến học hỏi, anh tự nguyện giúp đỡ nhiều gia đình khó khăn, hỗ trợ giống, kinh nghiệm để mọi người cùng trồng, chăm sóc cây mây, cho thu nhập thoát nghèo bền vững.

Bán mỗi kg quả mây, người dân Ba Chẽ thu về 120.000 đồng.

Bán mỗi kg quả mây, người dân Ba Chẽ thu về 120.000 đồng.

Từ mô hình của anh Bông, đến nay rất nhiều hộ gia đình ở Ba Chẽ tự ươm giống mây rừng ở địa phương và tận dụng các cây con mọc hoang hóa trong rừng về trồng. Ông Đặng Sơn Tiến, thôn Nam Kim, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ cho biết: “Từ ngày chuyển hướng sang trồng cây mây, gia đình tôi rất vững tin vào tương lai. Ngay đầu mùa thu hoạch năm nay, gia đình tôi đã sắm sửa được nhiều vật dụng. Con cái trước đây phải lên rừng khai thác lâm sản phụ, nhưng nay thì về hết nhà, chỉ chú tâm trồng và chăm sóc cây mây rừng thôi...”.

Ông Triệu Đức Phượng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Ba Chẽ, khẳng định: “Mây là cây rất dễ trồng, phù hợp với khí hậu của huyện miền núi Ba Chẽ. Đây là một hướng đi mới để bà con phát triển kinh tế. Nhận thức điều này, huyện đã có chủ trương nhân rộng diện tích trồng cây mây dưới tán rừng ra diện rộng, tận dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân thoát nghèo trồng mây rừng, vươn lên phát triển kinh tế”.

Cho đến bây giờ, hầu hết người dân Ba Chẽ có sinh kế liên quan đến rừng đều đã từ bỏ thói quen triệt hạ cây mây rừng tràn lan và biết cách tái sinh mây rừng bằng cách trồng và chăm sóc thường xuyên. Với người dân nơi đây, tận dụng diện tích rừng tự nhiên để trồng mây rừng đang là một hướng làm kinh tế mang lại hiệu quả cao và bền vững.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay30,567
  • Tháng hiện tại915,241
  • Tổng lượt truy cập93,292,905
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây