Học tập đạo đức HCM

Sức bật Phước Hà

Thứ năm - 19/10/2017 23:33
Sau ngày tái lập tỉnh Ninh Thuận vào năm 1992, ở xã vùng cao Phước Hà (huyện Thuận Nam), số nhà dân được xây dựng kiên cố, khang trang chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Hơn 15 năm trôi qua, Phước Hà đã bật dậy mạnh hơn bằng tiềm năng đồng đất quê mình. Hiếm lắm ở các thôn vùng sâu còn tồn tại những ngôi nhà tranh, vách đất. Truyền thống của một vùng đất anh hùng đã và đang trở thành sức mạnh đưa vùng quê chưa hẳn hết khó khăn của người Rắc Lây vươn lên giàu đẹp, như lòng đồng bào hằng mong ước.
ij06_15c
98% trẻ em trong độ tuổi ở Phước Hà được đến trường học tập. Ảnh: Nguyễn Long

Đã qua thời “bó tay chịu cảnh khó”

Chị Trà Văn Thị Thủy, một phụ nữ dân tộc Rắc Lây, ở thôn Trà Nô khoe với chúng tôi: “Tính đến giờ, “quân số” đàn bò của gia đình tui đã lên tới 15 con. Trên phân nửa trong số đó đang ở độ tuổi “sung sức” đang được vỗ béo chờ ngày xuất chuồng, còn lại là bò sinh sản. Thấy bò nhà tui mập mạp, mắn đẻ, nhiều thương lái đến gạ mua, nhưng tôi không bán. Bán bò khi chưa được giá cao nhất, khác nào mình tự triệt kinh tế của chính mình…”.

Nói đoạn, chị Thủy với tay lấy chiếc nón vải đội lên đầu, rồi phăm phăm dẫn lối đưa chúng tôi ra thửa ruộng lớn gần nhà, nơi đang được áp dụng kỹ thuật thực hiện mô hình “một phải, năm giảm” (“một phải”: sử dụng giống “xịn”, được cơ quan chức năng “xác nhận”; “năm giảm”: giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước và giảm thất thoát sau thu hoạch - PV). Nhìn thảm lúa xanh mướt mơn mởn đang thì con gái nhờ sức chăm sóc của con người, một cảm giác mát dịu lan tỏa khắp tâm can. “Khi cây lúa chưa được thu hoạch, gia đình chị sống bằng gì?” - Chúng tôi hỏi chị Thủy.

“Nhà đông con mà chỉ có 6 sào ruộng nên vợ chồng tui phải tính cách nâng cao hiệu quả cấy trồng bằng các mô hình xen canh, tưới nước tiết kiệm và chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng chịu hạn cộng với mô hình “một phải, năm giảm”. Nhờ làm tốt kỹ thuật nên thu hoạch từ lúa cũng được một khoản ra tấm, ra món cỡ vài chục triệu mỗi vụ...” -  Vừa nói, chị Thủy vừa xắn tay áo, quơ tay nhặt đám cỏ lúp xúp ven bờ ruộng.

Có mặt cùng chúng tôi trong căn nhà khang trang của vợ chồng chị Trà Văn Thị Thủy, chị Trà Văn Thị Gái, một nữ nông dân người Rắc Lây ở cùng nhóm áp dụng mô hình “một phải, năm giảm” với chị Thủy cho biết, gia đình chị Thủy là một trong những hộ đầu tiên có đến 3 đứa con cùng được đi học đại học nhờ vào khoản thu từ chăn nuôi của cha mẹ. Điều đáng chú ý là nhà chị Thủy đất không rộng, nhưng nhờ áp dụng tốt các mô hình kinh tế nông nghiệp tiên tiến nên mỗi vụ đều có dư mấy chục triệu đồng.

Nghe những người nông dân dân tộc Rắc Lây trò chuyện về nguồn thu nhập từ mảnh đất của mình toàn tiền triệu cứ nhẹ bâng, chúng tôi chưa hết ngạc nhiên, thì ông Tà Thía Banh, Bí thư Đảng ủy xã Phước Hà cho biết thêm: Phước Hà vốn là xã khó khăn, có tổng cộng 850 hộ với trên 3.600 khẩu, chủ yếu là đồng bào Rắc Lây. Phần lớn đất đai của xã là đồi núi và đất rừng. Từ lâu, ở cả 5 thôn của xã, từ các thôn khó khăn như Là A, Rồ Ôn cho đến những thôn khá hơn như Trà Nô, Tân Hà, không còn hộ đứt bữa. Bây giờ, người dân lo chất lượng sống cao hơn, lo cho con, cháu học hành tới nơi tới chốn, lo làm giàu chứ không như thuở chỉ biết “bó tay chịu cảnh khó”.

“Trước đây, người Rắc Lây chỉ biết canh tác theo lối “phát, đốt, cốt, trỉa”, phụ thuộc vào ông trời. Hiện nay, nhờ áp dụng thành thạo kỹ thuật mới trong việc trồng, chăm sóc cây lúa nước, đậu xanh cao sản, ngô lai… cho năng suất cao, tăng thêm thu nhập, nên đời sống đồng bào ngày càng được cải thiện…” - Bí thư Tà Thía Banh chia sẻ thêm.

Phải lo được “cái gốc”

Qua những câu chuyện với người dân trên địa bàn xã Phước Hà, chúng tôi được biết thêm, ngày trước, trong cộng đồng dân tộc Rắc Lây trên địa bàn, sau mùa thu hoạch, nhiều gia đình đổ lúa vào nồi nấu rượu uống tràn lan. Chính quyền và các đoàn thể trong xã phải vắt óc tìm cách xóa bỏ hủ tục, vận động đồng bào chú trọng phát triển kinh tế. Cách làm của xã là mời cán bộ khoa học - kỹ thuật trên tỉnh, huyện về địa phương mở các lớp bồi dưỡng kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, quy hoạch vùng đất phát triển cây con cho phù hợp. Do vậy, nhiều hộ phát triển chuyên về cây lúa theo mô hình “một phải, năm giảm” hoặc xen canh cây rau màu - lúa.

Đặc biệt, mô hình vỗ béo bò thịt đã giúp nhiều hộ “có cơ” làm giàu. Trong quá trình phát triển sản xuất, tiền vay ngân hàng từ nhiều chương trình, dự án coi như cú hích khởi đầu. Cái hay ở Phước Hà là không phải hộ dân nào cũng “ngửa tay” đợi vốn vay ngắn hạn của ngân hàng để đầu tư cho đồng ruộng, ao chuồng. Đặc biệt, hầu hết người dân nơi đây đều “tự quán triệt” là muốn xóa nghèo, tăng giàu một cách bền vững thì phải lo được cái gốc. Cái gốc là trình độ dân trí, là trình độ học vấn, khoa học - kỹ thuật, nhất là cho thế hệ sau.

Đến người chậm hiểu cũng biết cần phải tự lo cho “cái gốc”, không thì tụt hậu với xóm làng. Chính vì vậy mà chuyện chăm lo cho con cháu ăn học được người dân Phước Hà rất quan tâm. Đến thời điểm này, xã có nhiều em đi học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp hằng năm luôn đạt ở mức 98% trở lên.

a50f_15d
Người dân Phước Hà góp công xây dựng, chỉnh trang đường giao thông nông thôn mới. Ảnh: Nguyễn Long

Thời gian ở Phước Hà, chúng tôi cũng được gặp anh Pa Xá Pớt, một trong những điển hình người nông dân dám nghĩ, dám làm. Các đây 10 năm, bắt tay vào gây dựng cơ nghiệp với vốn liếng gần như số không, cho đến nay, anh đã có trong tay một cơ sở sửa chữa cơ khí cùng 5 sào ruộng và đàn bò 10 con.

Trao đổi với chúng tôi, anh Pớt tâm sự: Bây giờ, ở Phước Hà, nhà nào cũng lo sắm tiện nghi sinh hoạt hiện đại trong nhà. Xe máy được coi là phương tiện đi lại phổ thông, có nhà sắm cả ô tô làm dịch vụ vận chuyển nông sản. Hơn 90% số hộ có điện thắp sáng, tất cả các gia đình đều được dùng nước sạch, có công trình hợp vệ sinh, nhờ các chương trình, dự án đầu tư, hầu hết các tuyến đường giao thông nội thôn được làm bằng bê tông khang trang, sạch đẹp.

“Mỗi gia đình của xã muốn được xem là khá, giàu thì phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn có nhà xây chắc chắn, đầy đủ phương tiện sinh hoạt như xe máy, ti vi… Xã hiện có hơn nửa số hộ đạt tiêu chuẩn đó và thời gian tới, chắc chắn số hộ đạt mức đó sẽ tăng lên nhiều nữa…” - Anh Pớt khẳng định.

Chia tay anh Pớt, chia tay với những người lao động giỏi của đồng đất Phước Hà, hình ảnh người nông dân Rắc Lây thời đại mới cứ xoáy quyện vào tâm trí chúng tôi. Họ là những người làm việc hăng say cho chính mình và cũng sống hết mình cho xã hội... 

Theo Nguyễn Long/ Bao Biên Phong

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập637
  • Hôm nay99,113
  • Tháng hiện tại835,223
  • Tổng lượt truy cập93,212,887
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây