Học tập đạo đức HCM

Tam nông Sơn La chuyển mình mạnh mẽ

Chủ nhật - 22/07/2018 22:09
Theo ông Cầm Ngọc Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, 6 tháng đầu năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La có bước phát triển đáng kể; trong đó tam nông có những tiến bộ vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.

Làm nương dưới lòng hồ

Là tỉnh nông nghiệp với hơn 1,2 triệu dân, 10 dân tộc anh em chung sống, trên 80% dân số sống ở nông thôn, hạ tầng cơ sở và trình độ dân trí còn nhiều hạn chế thì những tiến bộ trong 6 tháng đầu năm 2018 của Sơn La rất đáng ghi nhận, nhất là trên lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp.

Mùa vàng no ấm trên cánh đồng Mường Tấc, huyện Phù Yên, Sơn La.
Mùa vàng no ấm trên cánh đồng Mường Tấc, huyện Phù Yên, Sơn La.

Ngư nghiệp – một trong những nghề mới của Sơn La, bắt đầu phát triển mạnh gần chục năm nay, kể từ khi lòng hồ thủy điện Sơn La tích nước. Năm 2011, khi đến với những hộ dân ven lòng hồ thủy điện ở Pắc Ma – Pha Khinh (huyện Quỳnh Nhai), chúng tôi được chứng kiến những nông dân tiên phong đưa vợ, con, anh em ra sông tập bơi cho quen với sóng nước.

Trong nhà ông Hoàng Văn Chanh – Bí thư Chi bộ bản có tới 3 chiếc thuyền nhỏ dù chỉ được cấu thành bởi cốt nứa và xi măng trát bên ngoài. Ông Chanh bảo: “Mới đầu, tôi cũng sợ nước lắm. Nhưng mình là cán bộ, lại sống giữa vùng sông nước thế này thì phải mạnh dạn đi đầu để bà con học tập. Tôi làm thuyền trước hết để lấy phương tiện đi lại, sau đó tiến tới làm phương tiện đánh bắt thủy sản và “làm nương dưới lòng hồ”. Thấy cán bộ làm mà an toàn và có lợi, dân sẽ làm theo thôi”.

Câu chuyện “làm nương dưới lòng hồ” mà ông Chanh nói hôm nay đã thành hiện thực. Nỗi lo “bao nhiêu ruộng nương ngập hết, nông dân sẽ dựa vào đâu để xóa đói – làm giàu” hôm nào nay đã bị xóa tan. Dọc theo 2 bên bờ sông Đà thuộc các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Thuận Châu, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu… đang có hàng chục ngàn lồng nuôi cá với đủ các loại, từ những loại cá thông thường như rô phi, trắm, chép,… tới những loại cá quý như: Diêu hồng, cá tầm, cá lăng... Nhiều lồng cá tuy chỉ có thể tích chừng 100m3 nhưng đã đạt thu nhập tương đương với cả 1ha đất trồng sắn, trồng ngô.

Đời sống no ấm, lòng tin được củng cố, nông dân Sơn La tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn, xây dựng NTM
Đời sống no ấm, lòng tin được củng cố, nông dân Sơn La tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn, xây dựng NTM

Kết quả, 6 tháng đầu năm nay, ngành thủy sản của tỉnh Sơn La tăng trưởng gần 27,8% so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh đã có 2.705 ha nuôi trồng thủy sản; số lồng, bè nuôi trồng thủy sản đạt hơn 9.000 chiếc (tăng 107,8%) và thể tích lồng bè đạt 762.830m3 (tăng 98,7%). Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3.590 tấn (tăng hơn 21%); khai thác đạt 595 tấn (tăng 7,6%). Điều đó cho thấy một sự thay đổi cả về chiều rộng và chiều sâu trong nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Sơn La; chấm dứt kiểu đánh bắt tự cung tự cấp hàng ngàn năm qua, chuyển sang sản xuất hàng hóa.

Chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa

Lĩnh vực trồng trọt của Sơn La cũng mang lại nhiều kết quả khả quan. Dù phải chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nhưng nông nghiệp Sơn La vẫn tăng 5,4% so với 6 tháng đầu năm 2017. Cây trồng của Sơn La đang chuyển mạnh theo xu thế hàng hóa và dịch vụ. Trong tổng diện tích 67.188 ha cây lâu năm của Sơn La đã có tới hơn 37.500 ha cây ăn quả; hơn 28.400 ha cây công nghiệp. So với 6 tháng đầu năm 2017, diện tích cây lâu năm của Sơn La đã tăng 24,4%; cây ăn quả tăng 51,4%, cây lấy sản phẩm cho công nghiệp chế biến tăng 1,2%...

Điều đáng nói là sự tăng trưởng ấy không phải mang tính tự phát mà được tạo nên từ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, hợp lý của Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh.

Sơn La ngày càng có nhiều diện tích cây ăn quả cho thu hoạch năng suất cao, chất lượng ngon và sạch, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong và ngoài nước.
Sơn La ngày càng có nhiều diện tích cây ăn quả cho thu hoạch năng suất cao, chất lượng ngon và sạch, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong và ngoài nước.

Ông Phạm Văn Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La, tâm sự: “Những diện tích cây trồng tăng chủ yếu do có chính sách đầu tư, hỗ trợ hợp lý của tỉnh. Trong 6 tháng qua, bà con đã trồng mới 1.709 ha cây ăn quả trên đất dốc và lai ghép 908 ha cây ăn quả khác để lấy năng suất và chất lượng cao hơn. Nếu như trên sườn đất dốc của Sơn La trước đây chủ yếu là lúa nương, ngô, sắn thì bây giờ đã có tới 21.188 ha cây ăn quả và 9.128 ha cây lâu năm được lai ghép giống tốt hơn. Vụ mía vừa qua, trong khi nông dân cả nước lao đao thì Công ty Mía đường Sơn La vẫn thu mua và chế biến đến cây mía cuối cùng cho nông dân. Ngoài ra, những nhà máy chế biến nông sản khác như: Nước ép hoa quả, mủ cao su… cũng đang được doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, hoàn thiện. Đặc biệt là những hướng mở xuất khẩu hoa quả đang ngày một tươi sáng với hàng ngàn tấn xoài, chè, cà phê… xuất khẩu sang thị trường nhiều nước".

Lĩnh vực chăn nuôi cũng có những tăng trưởng đáng ghi nhận dù Sơn La cũng bị ảnh hưởng không nhỏ trong bão giá gia súc cuối năm 2017 – đầu năm 2018. Đàn trâu, bò trong tỉnh hiện có hơn 438.000 con; tăng gần 24.000 con so với cùng kỳ năm trước. Duy trì tổng đàn lợn trên 601.000 con và đàn gia cầm hơn 6.153.000 con.

Với tư duy chăn nuôi gia súc làm hàng hóa, đàn trâu, bò ở Sơn La luôn được nông dân quan tâm chu đáo.
Với tư duy chăn nuôi gia súc làm hàng hóa, đàn trâu, bò ở Sơn La luôn được nông dân quan tâm chu đáo.

Những thế mạnh chân kiềng trong kinh tế của Sơn La đã tạo nên sự bứt phá nhanh, mạnh và vững chắc. Sự bứt phá ấy là động lực mạnh mẽ đưa phong trào xây dựng nông thôn mới ở Sơn La tiến những bước vững chắc với sự đồng thuận cao của người dân. Đến nay, Sơn La đã có 16 xã đạt chuẩn NTM và 8 xã khác đang chuẩn bị công nhận đạt chuẩn trong quý III.2018.

Theo Minh Ngọc/Báo TTV.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập206
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm205
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại273,052
  • Tổng lượt truy cập92,650,716
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây