Học tập đạo đức HCM

Tết sớm của người trồng rau

Thứ bảy - 03/02/2018 08:57
Cũng như mọi năm, không khí đón Tết Nguyên đán của người nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) luôn đến sớm. Nói như các lão nông ở thôn Túy Loan Tây (xã Hòa Phong), phần lớn cuộc sống người dân trong làng dồn hết vào rau, mọi việc chuẩn bị cho vụ rau tết diễn ra nhộn nhịp, hứa hẹn ngày thu hoạch thắng lợi để bà con vui vẻ đón Xuân sau một năm vất vả...


 

Nông dân Hòa Phong dồn sức cho vụ cuối năm trên cánh đồng rau sạch.

Tại xã Hòa Phong, hàng trăm hộ dân đã tận dụng những khoảnh đất trống trước và sau nhà để trồng rau sạch với tổng diện tích trên 15ha, người dân đồng loạt xuống giống gieo trồng các loại rau để kịp bán tết và cung ứng cho thị trường. So với mọi năm, thời tiết năm nay rét lạnh kéo dài nên người trồng rau tranh thủ xuống giống sớm hơn. Các loại rau như xà lách, tần ô, cải ngọt, hành, ngò… vẫn được xem là chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế ở thời điểm trước tết, còn đối với các loại rau có thời gian sinh trưởng dài ngày như mồng tơi, rau dền thì cận Tết mới gieo trồng. Bà Đặng Thị Tuất khẳng định: “Ngoài kinh nghiệm hơn 20 năm trồng rau chuyên canh, cùng với các lớp tập huấn ngắn ngày nên chúng tôi sẽ “canh” chính xác thời điểm sinh trưởng, phát triển của từng loại rau và hạn chế được các loại sâu bệnh”... Với diện tích canh tác gần 3 sào, ông Trần Sơn lại có cách làm khác để tăng thu nhập, một nửa diện tích dùng để trồng các loại dưa leo, bí đao, đậu tây để sau tết thu hoạch, phần còn lại sản xuất các loại rau màu phục vụ cho những ngày giáp tết. Thời gian sinh trưởng các loại cây trồng này được ông tính toán kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn của mô hình VietGAP.

Được biết, vụ rau tết năm nay, HTX Sản xuất dịch vụ và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan với 56 hộ dân xuống giống hơn 8ha với đầy đủ các loại rau ăn lá, ăn quả. Từ khi vào VietGAP, các hộ xã viên đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình trồng rau sạch, chỉ bón phân sinh học hoặc đặt bẫy để nhử côn trùng. So với vụ rau khác trong năm thì vụ rau tết bao giờ cũng đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân. Các loại rau như cải, xà lách, mồng tơi… 1 sào cho thu nhập khoảng 2 triệu đồng/vụ; rau lấy quả các loại như bí đao, chanh, khổ qua, đậu tây… 1 sào cho thu nhập từ 18-20 triệu đồng/vụ… Ông Trần Lượng cho biết, để có vụ rau đạt chất lượng thì sau mỗi vụ, gia đình nào cũng dành một khoảng thời gian nhất định để phơi đất, cho đất “nghỉ ngơi” 5-7 ngày trước khi bắt đầu vụ mới. Ngày thường tôi trồng đủ loại rau, nhưng vào vụ rau tết thì chú trọng trồng rau cải, xà lách, tần ô… Gia đình tôi hiện có 5 sào, với diện tích này cộng với thời tiết thuận lợi, ước tính vụ tết này thu nhập khoảng 15-17 triệu đồng. Hy vọng tết năm nay, người dân nơi đây sẽ có được một mùa rau bội thu.

Còn ở xã Hòa Nhơn, những ngày này đâu đâu cũng thấy các luống rau xanh mơn mởn hòa cùng khuôn mặt tươi rói, phấn khởi của người trồng rau. Vào vụ rau Tết, dù ảnh hưởng liên tiếp 2 đợt mưa lũ cuối năm 2017, nhưng nhờ sự chăm sóc khá chu đáo, nên cây rau vẫn phát triển tốt, năng suất đạt khá. Bà Trần Thị Hơn (thôn Thạch Nham Tây) cho biết: “Năm nay được mùa rau. Từ đất đồi gò đến ruộng chân cao, nơi nào cây rau cũng tươi tốt, ít sâu bệnh nên năng suất đạt khá. Mừng nhất là thời điểm cuối năm, giá rau ổn định và có chiều hướng tăng. Nghề trồng rau được hay thua là lứa giáp và sau tết, bởi đây là thời điểm giá bán cao nhất trong năm, phải canh thời điểm xuống giống để bán đúng thời điểm mới có lợi nhuận”.

Theo ông Bùi Dũng – Giám đốc HTX Sản xuất dịch vụ và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan, nhiều năm qua, làng rau nơi đây đã trở thành nguồn cung cấp rau sạch cho các vùng nội thành. Bình quân mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 200-250 tấn rau các loại. Riêng vụ tết, mỗi ngày cả vùng cho ra gần 1 tấn rau, trong đó rau ở HTX được đóng gói bảo quản, cung cấp cho các trường học, các siêu thị mi-ni VinMart hơn 500kg với giá cả hiện nay: khổ qua 50 ngàn đồng/kg; cải ngọt 15 ngàn đồng/kg; các loại rau tần ô, xà lách 12 ngàn đồng/kg…

Theo Hậu Vỵ/cadn.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay19,627
  • Tháng hiện tại287,191
  • Tổng lượt truy cập90,350,584
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây