Học tập đạo đức HCM

Thanh long ruột đỏ - Cây làm giàu

Thứ năm - 21/08/2014 22:39
Nhận thấy mô hình kinh tế trang trại phù hợp với điều kiện đất đai rộng lớn, màu mỡ, giàu tiềm năng của xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên -Huế, năm 2007, ông Ái Hiệp lập kế hoạch xây dựng dự án phát triển kinh tế trang trại. Được địa phương cấp 8,9ha đất cát bạch sa, ông đã thế chấp nhà và tài sản vay ngân hàng 600 triệu đồng để phát triển mô hình này.

Khách đến mua thanh long giống của ông Ái Hiệp (trái).

Lấy giống từ Thái Lan, ông trồng 600 gốc thanh long ruột đỏ, và là người đầu tiên trồng loại giống này trên địa bàn tỉnh, đồng thời trồng mới 5ha rừng với 10 vạn cây tràm, 500 cây huê.

Ông Hiệp tự tin: “Trồng thanh long khoảng 1 năm cây bắt đầu cho trái, mỗi đợt từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 2 tháng”. Ông lưu ý, cần xử lý cho thanh long ra hoa và đậu trái theo khả năng của cây, nếu để quá nhiều trái làm cây mất dinh dưỡng, chất lượng trái không cao.

Thường xuyên cắt tỉa bỏ những nhánh thanh long già để tập trung nuôi dưỡng các nhánh khỏe mạnh. Thanh long ruột đỏ thường mắc bệnh thán thư vào mùa mưa, do đó cần theo dõi để phun thuốc phòng ngừa. Làm đúng quy trình kỹ thuật, thanh long ruột đỏ sẽ thật sự có chỗ đứng trên vùng rú cát Quảng Điền và nhiều vùng cát ở Thừa Thiên - Huế.

600 gốc thanh long hiện có trên diện tích chưa đầy 1ha đem về cho ông 200 triệu đồng/năm; tạo việc làm cho 6 lao động thường xuyên với thu nhập ổn định 2,5 triệu đồng/ người/tháng. Vào thời vụ, trang trại của ông thu hút 10 lao động địa phương.

Ngoài trồng thanh long ruột đỏ ra, ông còn nhân giống và bán, giá 1.500/gốc. Ông Hiệp chia sẻ: “Thanh long ruột đỏ dễ trồng, dễ chăm sóc, mau cho thu hoạch nên có thể giúp ND thoát nghèo nhanh chóng”. Hiện, mỗi năm thanh long ruột đỏ đem về cho gia đình ông 200 triệu đồng.

Ông Hiệp cho biết, sắp tới ông sẽ cung cấp 4.000 gốc giống thanh long ruột đỏ cho một công ty với giá 1.500 đồng/gốc.

 

Theo danviet

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập311
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay30,765
  • Tháng hiện tại209,332
  • Tổng lượt truy cập90,272,725
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây