Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo nhờ trồng nấm rơm

Thứ năm - 10/12/2015 21:04
Sau hơn 3 năm được chọn là xã điểm trong chương trình xây dựng Nông thôn mới của huyện Đại Lộc, đến nay xã Đại Minh cơ bản đạt 19/19 tiêu chí. Bên cạnh những mô hình kinh tế được đầu tư với quy mô theo kiểu trang trại, thì những mô hình có vốn đầu tư thấp theo kiểu gia trại cho hiệu quả cao, thu nhập ổn định đã được nhiều hộ dân nơi đây áp dụng. Trong những mô hình làm ăn kinh tế đó có mô hình trồng nấm rơm của anh Nguyễn Thành Dũng và một số hộ dân tại thôn Đông Gia xã Đại Minh.

Nấm rơm gần đến thời kỳ thu hoạch tại gia trại anh Dũng

Cũng như nhiều nông dân sinh ra và lớn lên ở địa phương, anh Nguyễn Thành Dũng thường xuyên lao động với nhiều nghề khác nhau như: Thợ xây, công nhân… Công việc theo thời vụ nên không ổn định, vì thế kinh tế gia đình anh gặp nhiều khó khăn. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân, anh được hướng dẫn quy trình, kỹ thuật trồng nấm rơm.
 
Những ngày đầu khi bắt tay vào sản xuất, vì chưa có kinh nghiệm nên sản phẩm của anh làm ra chất lượng chưa đảm bảo, nên giá thấp. Nhiều lúc anh buông xuôi không muốn tiếp tục theo đuổi nghề này. Qua tìm hiểu thông tin trên sách báo, học hỏi thêm kinh nghiệm trên các phương tiện thông tin đại chúng,  việc trồng nấm của anh đã đem lại kết quả như mong đợi.
 
Anh cho biết: “Trước đây công việc không ổn định theo mùa vụ, nên cuộc sống của gia đình tôi rất khó khăn, thiếu trước, hụt sau. Từ khi tôi học hỏi kinh nghiệm và đầu tư cho việc trồng nấm rơm, công việc ổn định hơn, thu nhập khá nên cuộc sống đỡ vất vả, gia đình có điều kiện lo cho con ăn học đến nơi, đến chốn”.
 
Với 10 năm kinh nghiệm trong việc trồng nấm, trại sản xuất của anh được đầu tư, tu sửa thường xuyên, đã tạo việc làm ổn định cho 5 đến 7 lao động tại đây với thu nhập bình quân mỗi người 3 triệu đồng/tháng. Anh Dũng cho biết thêm “Đến mùa thu hoạch lúa, những hộ trồng nấm rơm phải tranh thủ thời tiết tốt phơi khô và vận chuyển rơm về nhà với số lượng càng nhiều, càng tốt để có nhiên liệu cho quá trình sản xuất”. Với quy mô sản xuất hiện nay của gia đình, cùng với sự tính toán của bản thân, mỗi tháng anh bán ra thị trường từ 3 đến 4 đợt nấm. Trừ chi phí nhân công và đầu tư mua sắm dụng cụ, mỗi đợt cho gia đình anh thu nhập hơn 3 triệu đồng.
 
Nghề trồng nấm đã cho anh thu nhập hằng năm bình quân từ 80 đến 100 triệu đồng. Vì vậy, từ chỗ nghèo khó, đến nay gia đình anh đã thoát nghèo, có điều kiện lo cho 3 con ăn học, trong đó có 2 con đã học xong các trường đại học. Nhiều vật dụng có giá trị phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày trong gia đình được anh đầu tư, mua sắm.
 
Anh Dũng tâm sự: “Năm nay ngoài thời tiết thuận lợi, năng suất nấm đạt cao hơn, điều mà nông dân phấn khởi là giá nấm rơm trên thị trường đang ở mức cao từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng/kg. Sản phẩm của anh chủ yếu cung ứng tại địa phương và các vùng lân cận như huyện Duy Xuyên, huyện Điện Bàn…”
 
Hiện nay, anh Dũng là một trong những nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của xã Đại Minh. Anh được Hội Nông dân xã Đại Minh và Hội Nông dân huyện Đại Lộc tặng nhiều giấy khen. Nhiều năm liền anh Dũng vinh dự được thay mặt cho hội viên, nông dân xã báo cáo thành tích về mô hình trồng nấm rơm tại tội nghị nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã và huyện.
 
Ngoài anh Dũng, hiện nay ở xã Đại Minh có nhiều gia đình trồng nấm rơm cho thu nhập kinh tế cao như: Anh Võ Văn Tâm, anh Huỳnh Sáu…Qua quá trình cùng nhau sản xuất, các hộ gia đình ở đây đã tự nguyện thành lập Hội trồng nấm rơm gồm 6 thành viên tại vùng B Đại Lộc. Hội trồng nấm rơm của các anh hoạt động trên tinh thần tự nguyện. Thành viên của Hội có nhiệm vụ giúp đỡ nhau trong việc làm hằng ngày như: Hỗ trợ ngày công lao động, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, thăm hỏi mỗi lúc ốm đau, động viên, khen thưởng con của hội viên có thành tích cao trong học tập. Ngoài ra, hằng tháng mỗi hội viên góp 2 triệu đồng vay vòng, nhằm tạo điều kiện để các hội viên khác đầu tư sản xuất.
 
Theo anh Dũng, trên thị trường hiện nay nhu cầu tiêu thụ nấm rơm rất mạnh, anh muốn đầu tư mở rộng trang trại nhằm tạo ra sản phẩm với số lượng lớn để cung ứng đủ cho địa phương và các tỉnh lân cận. Đồng thời, khi mở rộng quy mô sản xuất sẽ tạo việc làm thường xuyên hơn nữa cho nông dân tại đây. Tuy nhiên, vì sống ở địa bàn thấp lụt, mưa bão thường xuyên, trang trại cứ 3 đến 5 năm lại thay đổi vị trí để đảm bảo vệ sinh. Mặc khác, nghề trồng nấm rơm chưa có sự đầu tư, quan tâm, hỗ trợ của các cấp nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư trang trại với quy mô lớn.
 
Có thể nói, nghề trồng nấm rơm đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho anh Dũng và một số hộ gia đình tại xã Đại Minh. Hiện tại, nhiều hộ trồng nấm rơm tại địa phương mong muốn có sự liên kết và hướng dẫn của ngành chuyên môn để họ yên tâm đầu tư sản xuất, tạo ra được sản phẩm với số lượng lớn và đảm bảo chất lượng, nhằm cung ứng đủ cho thị trường ở địa phương và các tỉnh lân cận. Như vậy, thu nhập bình quân của xã sẽ tăng lên, góp phần tích cực trong việc giữ vững và nâng cao chất lượng về xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Theo Hội Nông dân

 Tags: những mô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập221
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại268,252
  • Tổng lượt truy cập92,645,916
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây