Học tập đạo đức HCM

Thu 140 triệu đồng/ha từ rau cải ngồng

Thứ hai - 26/12/2016 03:35
Nắm bắt nhu cầu thị trường, nông dân huyện Anh Sơn đã đưa vào trồng giống rau cải ngồng trong sản xuất vụ đông mang lại thu nhập 140 triệu đồng/ha.
a
Gia đình ông Nguyễn Đức Hùng thôn 6 xã Thạch Sơn, thu  30 triệu đồng/năm từ rau cải ngồng.

Gia đình chị Trần Thị Tam thôn 5, xã Thạch Sơn vụ đông năm nay trồng 6 sào rau cải ngồng trên đất bãi. Nhanh tay thu hoạch rau để đi chợ, chị Tam phấn khởi cho biết: Hiện nay người tiêu dùng rất thích giống rau cải ngồng này, khi rau mọc vượt khỏi mặt đất khoảng chừng một gang tay, người dân không cắt rau ngay mà để cho rau mọc nụ rồi nở hoa, rồi mới thu hoạch.

Cải ngồng được bó thành từng bó nhỏ, mười ngọn như mười, từ khi gia đình chị trồng rau cải ngồng hiệu quả cao hơn hẳn, với giá từ 4-5 nghìn đồng/bó, trung bình mỗi ngày chị Tam thu về từ 250-300 nghìn đồng, trừ hết chi phí mỗi sào cho gia đình chị thu nhập 7 triệu đồng/sào.  

a
Khi rau cải ngồng mọc vượt khỏi mặt đất khoảng chừng một gang tay, người dân không cắt rau ngay mà để cho rau mọc nụ rồi nở hoa, rồi mới thu hoạch và đem đi bán.

Với gia đình ông Nguyễn Đức Hùng thôn 6 xã Thạch Sơn, vụ đông năm nay ông trồng 5 sào rau cải ngồng. Ông Hùng cho hay: Rau cải ở đâu, ở miền đất nào cũng có, nhưng rau cải ngồng thì chỉ ít vùng đất có được nên rất đắt hàng, đặc biệt gia đình ông coi trọng chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, rau ngon nên không đủ cung cấp cho thị trường. Chỉ trong thời gian 2,5 tháng từ khi trồng và thu hoạch, sau khi trừ chi phí gia đình thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng từ trồng rau cải ngồng.

a
Rau cải ngồng Kỳ Sơn. Ảnh: Đào Thọ
a
Nông dân Anh Sơn bán cải ngồng ở chợ thị trấn.

Hiện nay, giống rau cải ngồng không chỉ được người dân Anh Sơn trồng với 25 ha mà nhiều địa phương khác như Kỳ Sơn, Con Cuông... cũng đã trồng, tạo nên một sản phẩm sạch và đặc sắc trong vụ đông ở vùng cao, cho thu nhập từ 120-140 triệu đồng/vụ. Cải ngồng chủ yếu được nông dân trồng trên đất bãi, đất vệ, các đồi thấp, ruộng lúa không chủ động được nguồn nước./.                                 

TheoThái Hiền/Báo Nghệ An

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm101
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,292,433
  • Tổng lượt truy cập88,647,503
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây