Học tập đạo đức HCM

Thu 24 tỷ đồng/năm từ rau má

Chủ nhật - 02/07/2017 11:01
Đó là khoản thu nhập “chắc như bắp” của xã viên HTXNN 1 Nhơn Phú, TP Quy Nhơn (Bình Định). Nhờ trồng rau má, gần 4.000 nhân khẩu đã có thu nhập ổn định.

Chúng tôi về vùng rau má Nhơn Phú vào đầu tháng 3, là thời điểm nông dân ra sức chăm sóc đợi ngày thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Bùi- Chủ nhiệm HTXNN 1 Nhơn Phú nhớ lại: “Nghề trồng rau má ở địa phương đã lâu, tuy nhiên chỉ có dăm ba héc ta trên đất màu để làm rau ăn sống chứ chưa trở thành hàng thương phẩm. Khi thấy cây rau má cho thu nhập khá cao, nông dân dần nhân rộng diện tích. Từ năm 2000 đến nay, cây rau má phát triển vùn vụt với gần 500 hộ tham gia trên diện tích canh tác ổn định hơn 60 ha”.

Thu 24 tỷ đồng/năm từ rau má - ảnh 1

Chạy xe máy dạo quanh các khu vực 3,4,5 thuộc địa bàn Nhơn Phú dưới cái nắng gay gắt, nhưng màu xanh của cánh đồng rau má luôn tạo cho chúng tôi cảm giác mát mẻ. Tại tổ 4, KV3, chúng tôi ghé lại bắt chuyện với mấy phụ nữ đang ngồi dưới đám ruộng. “Gia đình tui có 5 sào rau má nên khi làm cỏ phải thuê chị em trong làng giúp cho. Nếu không làm cỏ kịp thì rau kém phát triển, đến thời hạn thu hoạch rau xấu bán được ít tiền”, chị Nguyễn Thị Bảy cho biết.

Theo người dân nơi đây thì trồng rau má không khó, quy trình chăm sóc để làm ra rau sạch đã có cán bộ BVTV thường xuyên mở lớp tập huấn hướng dẫn bà con nông dân. Khó nhất là khâu giống, bởi chẳng có đơn vị nào bán giống rau má. Do vậy nông dân phải tự trồng rồi nhân giống dần dần. Những hộ trồng mới phải nhờ vào sự chia sẻ về giống rau của những hộ trồng trước. Tính đoàn kết, hỗ trợ nhau trong SX của nông dân ở đây là yếu tố chính để hình thành nên vùng trồng rau má chuyên canh mang tên Nhơn Phú.

Theo những người trồng rau má, từ 20- 25 ngày là rau má cho thu hoạch 1 lứa. Trừ những tháng mưa dầm, mỗi năm rau má cho thu hoạch ít nhất 8 lứa. Mỗi lứa, 1 ha rau má cho thu hoạch ít nhất 10 tấn rau. “Rau má đắt nhất vào mùa nắng nóng, bởi nhu cầu dùng rau làm sinh tố rất cao. Hiện nay tại Bình Định rau má được bán với giá 8.000 đ/kg. Mà không có để bán, bởi mùa nắng đắt như tôm tươi”, chị Lê Thị Nghĩa, chủ 3 sào rau má cho biết.

Ông Nguyễn Văn Bùi tính toán: “Trên diện tích 60 ha, với năng suất bình quân 500 kg/sào/lứa, mỗi năm bà con trong HTX thu được khoảng 4.800 tấn rau má. Với cái giá bình quân là 5.000 đ/kg, mỗi năm người dân nơi đây thu được khoảng 24 tỷ đồng”.

“Nhờ cây rau má, gần 500 hộ nông dân trong HTX xây dựng được nhà khang trang, sắm xe máy xịn và cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Những hộ có nhiều diện tích trồng rau má còn phất lên làm giàu”, ông Nguyễn Văn Bùi.

Do hiệu quả kinh tế cao nên nông dân ở HTXNN 1 Nhơn Phú đã tự chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau má gần hết diện tích canh tác. Anh Bùi Văn Thanh ở KV 3 đã chuyển 3 sào đất lúa sang trồng rau má đã 10 năm cho biết: “Mỗi ha đất trồng lúa cho thu hoạch 2 vụ/năm được khoảng 10 tấn. Với giá lúa hiện nay là 7.000 đ/kg, khoản thu nhập toàn năm khoảng 70 triệu đồng. Trừ chi phí hết 40 triệu, nông dân chỉ còn lãi khoảng 30 triệu đồng. Trong khi đó, 1 ha rau má cho thu nhập ít nhất 150 triệu đồng/năm. Trừ chi phí 1 nửa, người trồng chắc ăn lãi ròng 75 triệu. Do vậy, hầu hết bà con có đất ruộng ở đây đã chuyển từ làm lúa sang trồng rau má gần hết diện tích”.

Đầu ra của rau má là vô cùng, nông dân không cần mang ra chợ bán, đến kỳ thu hoạch, thương lái đến tận ruộng để thu mua. Ngoài cung ứng cho người tiêu dùng ở TP Quy Nhơn, rau má của Nhơn Phú còn có mặt khắp nơi trong tỉnh, ra đến Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và lên tận các tỉnh Tây Nguyên.

Không chỉ mang lại cuộc sống ổn định cho gần 500 hộ trồng rau má, nghề này còn góp phần giải quyết thời gian nông nhàn cho lao động nữ tại địa phương với những công việc nhổ cỏ, thu hoạch. Mỗi năm, nghề trồng rau má ở Nhơn Phú thường xuyên thu hút khoảng 1.000 lao động tham gia với mức thu nhập 60.000 đ-70.000 đ/ngày công.


Theo Vũ Đình Thung/Báo Nông nghiệp Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm179
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại771,256
  • Tổng lượt truy cập88,126,326
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây