Học tập đạo đức HCM

Thu mớ tiền từ lúa… tái sinh

Thứ bảy - 06/05/2017 10:19
Với sức trẻ đầy nhiệt huyết, lực lượng đoàn viên thanh niên huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tiên phong trên con đường khởi nghiệp để làm giàu chính đáng bằng tài năng, trí tuệ của mình. Nổi bật trong số những đoàn viên thanh viên bước đầu khởi nghiệp bằng sản phẩm “gạo lúa chét Tràm Chim” mang lại hiệu quả thiết thực là anh Nguyễn Thanh Hiếu - Bí thư xã đoàn Tân Công Sính.

Trong một lần đến nhà bạn chơi, được bạn đãi cơm nấu từ gạo của hạt lúa chét rất thơm, ngon, anh Nguyễn Thanh Hiếu đã ấp ủ ý tưởng làm cho bằng được sản phẩm gạo sạch từ hạt lúa chét trên đồng ruộng quê nhà.

Độc đáo “gạo lúa chét Tràm Chim”

 thu mo tien tu lua… tai sinh hinh anh 1

Nguyễn Thanh Hiếu với sản phẩm gạo lúa chét Tràm Chim. Ảnh: Trần Trọng Trung

Tôi đánh giá cao hiệu quả sản xuất gạo lúa chét Tràm Chim của anh Nguyễn Thanh Hiếu. Với góc độ là lãnh đạo UBND xã, tôi khuyến khích anh Hiếu mạnh dạn mở rộng mô hình này để các hộ dân tận dụng diện tích lúa sau thu hoạch vụ hè thu chăm sóc chét, tạo vùng nguyên liệu cung ứng cho anh Hiếu sản xuất gạo sạch…”. 

Ông Nguyễn Chí Khởi –
Phó Chủ tịch UBND
xã Tân Công Sính

 

Lúa chét còn được gọi là lúa rày, lúa tái sinh… Đây là loại lúa trổ từ gốc rạ sau khi nông dân thu hoạch lúa hè thu. Năng suất lúa chét đạt 5 - 7 giạ/công, nếu chăm sóc tốt có thể đạt hơn 10 giạ/công. Anh Nguyễn Thanh Hiếu cho biết: “Cây lúa này tự mọc lên từ gốc rạ sau khi bà con gặt lúa và nó tự sinh trưởng, nông dân không sử dụng bất cứ loại thuốc nào”.

Theo anh Hiếu, hầu như  bà con đem lúa chét về cho vịt ăn. Do đã được dùng thử, thấy khá ngon, hơn nữa đây lại là lúa sạch, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng nên anh muốn nâng sản phẩm phụ này lên một giá trị mới. Đó là một trong những xuất phát điểm khiến anh Hiếu quyết định làm một sản phẩm “gạo sạch” từ lúa chét…

Mùa nước nổi năm 2015, anh Hiếu nhờ một đoàn viên ở ấp mua giùm một bao lúa chét (khoảng 10kg) đem về xay thành gạo ăn. Sau khi nấu gạo lúa chét thành cơm, anh Hiếu và những người thân trong gia đình thấy cơm thơm, ngon và ngọt… Từ đó, anh Hiếu bắt tay vào làm ra sản phẩm gạo sạch từ hạt lúa chét. Anh Hiếu mua lúa chét về xay xát ra gạo rồi đóng gói, đặt tên thành phẩm là “gạo lúa chét Tràm Chim” và đem ra giới thiệu trên thị trường... Sản phẩm được đóng 2 loại gói: một gói 2kg và một gói 5kg, giá bán 25.000 đồng/kg. Anh Nguyễn Thanh Hiếu bày tỏ: “Đầu tiên, tôi cũng làm với sản lượng ít để đem bán thử ra thị trường. Bất ngờ lớn nhất của tôi là sau khi đóng gói bán, mặt hàng bán rất chạy, chúng tôi không đủ sản phẩm để cung cấp. Thấy vậy, tôi trực tiếp đến các hộ trong xã Tân Công Sính thu mua lượng lúa chét của bà con đang dự trữ trong nhà đem về xay ra gạo và đóng gói thành phẩm để bán…”.

Vụ lúa chét đầu tiên, anh Hiếu đã bán hết trên 400kg “gạo lúa chét Tràm Chim”. Điều đáng quan tâm là sản phẩm làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, đã có một công ty tại TP.HCM đặt hàng với số lượng lớn mà mùa nước nổi năm 2016, anh Hiếu chỉ cung cấp cho công ty được 2 tấn do cung không đủ cầu…

Đại diện công ty tại TP.HCM mua gạo lúa chét Tràm Chim của anh Hiếu bày tỏ: Người tiêu dùng ở Sài Gòn hiện rất ưa chuộng sử dụng gạo lúa chét Tràm Chim. Bởi, cơm nấu từ gạo lúa chét chẳng những thơm, ngon, giàu chất dinh dưỡng mà còn an toàn. Công ty đặt mua gạo lúa chét Tràm Chim với số lượng nhiều, nhưng anh Hiếu không đủ cung cấp do thiếu nguyên liệu.

Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm ở thị trấn Tràm Chim đã mua và ăn cơm gạo lúa chét Tràm Chim cho biết: “Loại gạo này nấu cơm cũng nở, khô như gạo thường, ăn cơm có hương vị ngọt, thơm, ngon và hơi dẻo… Gia đình tôi rất thích ăn cơm nấu từ gạo lúa chét Tràm Chim, bởi loại lúa này không có dư lượng thuốc trừ sâu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình”.

Thành lập tổ hợp tác thanh niên thu hoạch lúa chét

 thu mo tien tu lua… tai sinh hinh anh 2

Trầm người dưới nước gặt lúa chét.  Ảnh: V.S

Trước những kết quả khả quan, anh Nguyễn Thanh Hiếu đang huy động thành lập Tổ hợp tác thanh niên thu hoạch lúa chét, vừa tạo việc làm lại giúp thanh niên có nguồn thu nhập ổn định trong mùa nước nổi. “Những thanh niên này sẽ đi ra những cánh đồng thu hoạch lúa chét đem về cho chúng tôi chế biến ra sản phẩm gạo sạch mang thương hiệu gạo lúa chét Tràm Chim để bán cho người tiêu dùng. Ngoài ra, chúng tôi cũng đầu tư thêm công cụ, máy móc hỗ trợ thêm trong việc thu gặt để đảm bảo cho hạt lúa sạch” - anh Hiếu cho biết.

Chỉ mới trên 30 tuổi, nhưng anh Nguyễn Thanh Hiếu đã có nhiều ý tưởng khởi nghiệp với những sản phẩm nông nghiệp ở địa phương rất đáng tự hào. Trước đây, anh Hiếu là một trong những người sáng lập tổ hợp tác thực hiện thành công ý tưởng khởi nghiệp với nhiều sản phẩm đều do chính các đoàn viên tự tay nuôi trồng hoặc thu mua của nông dân rồi chế biến thành phẩm, như: Khô cá lóc, khô cá chạch, khô cá sặc rằn, củ kiệu làm dưa… lên quầy (ki-ốt) hàng đặc sản phục vụ du khách tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Từ quầy hàng đặc sản này, trung bình mỗi đoàn viên thu nhập thêm khoảng 1,2 - 2 triệu đồng/tháng, vừa trang trải được cuộc sống lại có thể mang những đặc sản quê nhà vươn xa nên ai cũng hăng hái… Hiện tại, anh Hiếu tiếp tục thực hiện hiệu quả ý tưởng độc đáo bằng sản phẩm “gạo lúa chét Tràm Chim”.

Theo kế hoạch, sắp tới, anh Hiếu sẽ mở rộng quy mô để tăng sản lượng sản phẩm gạo sạch từ lúa chét... Tuy nhiên, anh Hiếu vẫn còn băn khoăn về vùng nguyên liệu, vốn và công cụ máy móc… phục vụ cho việc làm ra sản phẩm gạo lúa chét.

Anh Nguyễn Thanh Hiếu chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện, khó khăn lớn nhất của chúng tôi là nguồn vốn để  thu mua lúa chét và cần hỗ trợ về công cụ máy tuốt lúa phù hợp trên đồng. Khi dự án của tôi thành công, bà con nông dân cũng nên thay đổi tư duy làm lúa của mình. Thay vì bà con lên ô bao làm lúa 3 vụ thì chúng ta nên làm 2 vụ, hãy để cho đất nghỉ ngơi một thời gian, khi làm vụ sau sẽ trúng. Ngoài ra, bà con cũng có nguồn thu nhập phụ cao từ hạt lúa chét. Dù lúa chét cho sản lượng ít, nhưng bà con được lợi ích nâng lên tương đương với làm lúa vụ 3…”.

Anh Nguyễn Minh Thọ - Bí thư Huyện đoàn Tam Nông cho biết: “Tôi rất hoan nghênh Dự án khởi nghiệp từ thương hiệu “gạo lúa chét Tràm Chim” của anh Hiếu. Từ dự án này, không chỉ tạo việc làm và có nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân mà còn tận dụng những phế phẩm trong mùa nước nổi để tạo thành sản phẩm gạo ngon, an toàn và độc đáo”. 

Tác giả bài viết: Trần Trọng Trung

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm175
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại929,377
  • Tổng lượt truy cập92,103,106
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây