Hiện, cơ sở của ông Hòa chuyên sản xuất meo giống nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ và cung cấp thành phẩm nấm các loại và bịch phôi nấm sò. Sản xuất, kinh doanh mặt hàng nấm, ông Hòa có lãi ròng vài trăm triệu đồng mỗi năm. Xuất thân ở xã miền núi, gia đình khó khăn, ông Hòa đã kinh qua nhiều nghề, từ làm ruộng, chăn nuôi đến làm dịch vụ che ép mía, nấu đường kết tinh, nhưng cái nghề đem lại cho gia đình ông cuộc sống khấm khá, lại là nghề trồng nấm.
Ông Hòa cho hay : “ Duyên nợ đưa tôi đến với nghề trồng nấm là từ một lần tình cờ nhìn thấy bịch nấm treo la liệt trên dây ở nhà một người quen. Thấy lạ, hỏi ra mới biết, đó là nấm sò. Tìm hiểu sâu hơn mới vỡ lẽ, nghề trồng nấm đòi hỏi kỹ thuật cao, nếu làm chủ được công nghệ thì nghề này cũng “ có ăn ”. Từ đó, tôi đem lòng quyết chí đam mê theo nghiệp trồng nấm ”.
Khi nắm chắc bí quyết nhà nghề, làm chủ được công nghệ trồng nấm, ông Hòa liền mua sắm dụng cụ chuyên dùng, lập “ phòng hóa nghiệm ” với chai lọ, hóa chất để sản xuất meo giống nấm. Năm 2007, khi mẻ meo giống nấm đầu tiên thành công, cũng là thời điểm ông quyết định đầu tư xây dựng lò bể vô trùng, xây trại sản xuất nấm hàng hóa và tuyển nhân công lao động phổ thông. Ban đầu, với điều kiện vốn liếng ít ỏi của gia đình, tận dụng đất vườn nhà, ông dựng lên 4 trại trồng nấm sò thương phẩm. Mỗi trại có diện tích 60 m 2 được làm bằng tre, nứa, lợp mái rơm cùng với hệ thống tưới phun sương, điều chỉnh nhiệt độ. Được làm đúng quy trình kỹ thuật, nấm sò của ông Hòa làm phát triển tốt.
Dẫn chúng tôi đi tham quan, ông Hòa cho biết, cứ một trại, một năm sản xuất được 2 lứa nấm. Mỗi lứa cho ra sản lượng bình quân 1 tấn nấm thành phẩm. Giá bán ổn định 20 nghìn mỗi kg nấm tươi. Đem nấm đi bán được tiêu thụ rất mạnh, chỉ bỏ sỉ, không bán lẻ, nên vợ tôi đi chợ về sớm. Thấy làm ăn được, tôi thuê mặt bằng mở rộng sản xuất, đến nay đã thành cả thảy 22 trại trồng nấm rồi. Bình thường sản lượng nấm khoảng 15 tấn, có năm lên đến 18 tấn. Riêng khoảng nấm sò này, mấy năm gần đây, mỗi năm tôi có lãi ròng 100 triệu đồng. Chưa kể tiền lời từ bán bịch phôi nấm sò, tiền lời của nấm rơm, chừng vài chục triệu đồng nữa. Các công đoạn sản xuất nấm của cơ sở tôi đã cần tới 60 lao động thời vụ ở địa phương, cũng có nghĩa là mỗi lao động được tạo việc làm tại chỗ với mức thu nhập bình quân 110 nghìn đồng một ngày công.
Ông Trần Duy Hòa, chủ tịch Hội Nông dân xã Tây Thuận nhận xét : ông Đỗ Đình Hòa là gia đình khó khăn, trong sinh kế đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo thành một nghề ở nông thôn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều lớp đạo tào nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong huyện, trong tỉnh đều liên hệ cơ sở trồng nấm của ông Hòa để tham quan, học hỏi kinh nghiệm thực tế. Ông Hòa là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều năm liền đã đạt cấp tỉnh, được Hội Nông dân tỉnh và UBND tỉnh Bình định tặng bằng khen.
Theo hoinongdan.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã