Học tập đạo đức HCM

Thường Tín quyết giữ nghề nông

Thứ ba - 19/09/2017 19:19
Đến nay, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã có 15/28 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 13 xã còn lại đạt và cơ bản đạt từ 11 - 17 tiêu chí. Huyện đang đặt mục tiêu hết năm 2017 có thêm 4 xã đạt chuẩn, tuy nhiên huyện đang gặp khó ở một số tiêu chí như quy hoạch, huy động nguồn lực đầu tư

Dấu ấn từ phong trào “sạch đồng ruộng”

Tân Minh (Thường Tín) là 1 trong 243 xã, thị trấn trên địa bàn TP.Hà Nội có mô hình “Sạch đồng ruộng” mẫu điển hình. Bà Trần Hồng Hạnh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Minh cho biết, sau nhiều năm triển khai đến nay, phong trào đã lan rộng khắp xã, đến nay, 90% cán bộ, hội viên và nhân dân thực hiện thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), túi nylon, xác động vật chết theo quy định.

 thuong tin quyet giu nghe nong hinh anh 1

 Nghề trồng cây cảnh đang mang lại thu nhập cao cho người dân một số xã của huyện Thường Tín (Hà Nội). ảnh: Hải Đăng

Bên cạnh đó, mỗi chi hội thành lập 3 nhóm tự quản (10 thành viên), thực hiện thu gom, phân loại rác thải ở đồng ruộng rồi tập kết về nơi chờ xử lý. Từ đầu năm đến nay, toàn xã đã thu gom 500kg rác độc hại gồm: Vỏ bao bì thuốc BVTV, túi nylon... “Việc làm trên không chỉ giúp bảo đảm sức khỏe cho bà con mà còn giúp việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn an toàn và môi trường sạch hơn, góp phần giúp địa phương hoàn thành tiêu chí môi trường, một trong những tiêu chí khó nhất trong bộ 19 tiêu chí NTM” - bà Hạnh chia sẻ.

Xã Vạn Phúc cũng là điểm sáng về việc triển khai thực hiện mô hình “Sạch đồng ruộng”. Theo bà Đặng Thị Lan Anh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Vạn Phúc: “Nhờ cách làm bài bản, đến nay mô hình đã đem lại hiệu quả rõ rệt, hiện các xứ đồng của xã không còn tình trạng vỏ bao bì thuốc BVTV vứt tràn lan... Hằng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vạn Phúc phối hợp các cơ quan chức năng của huyện tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ trồng cây ăn quả và quy trình lựa chọn thuốc BVTV “4 đúng” (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời gian quy định)”.

Nỗ lực vượt khó

Sắp tới huyện sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân, tạo sự đồng thuận, qua đó thu hút được nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhằm giảm áp lực về nguồn vốn cho xây dựng NTM trong bối cảnh nguồn ngân sách khó khăn”.
Ông Nguyễn Tuấn Thịnh

Trong sản xuất nông nghiệp, đến nay trên địa bàn huyện Thường Tín đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa có giá trị kinh tế cao, như: Mô hình trồng chuối tiêu hồng, chuối tây Thái Lan với quy mô gần 60ha; trồng bí Thiên Thanh, bí đỏ gần 90ha; hình thành 87 trang trại chăn nuôi lợn thịt, lợn sinh sản và gần 80 trang trại nuôi gà; chuyển đổi được gần 100ha nuôi trồng thủy sản tập trung... Nhiều mô hình cho thu nhập khá, từ 300 - 700 triệu đồng/ha/năm...

Dẫu vậy, trong quá trình triển khai xây dựng NTM, Thường Tín đang vướng  phải những nút thắt khó có thể giải quyết ngay. Đơn cử, từ năm 2012, toàn bộ quy hoạch xây dựng NTM của các xã đã được phê duyệt, nhưng do quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành của thành phố có sự thay đổi, khiến nhiều địa phương phải rà soát, bổ sung quy hoạch.

Hiện Thường Tín mới phê duyệt điều chỉnh đề án xây dựng NTM của 6 xã (Nhị Khê, Chương Dương, Văn Phú, Thắng Lợi, Quất Động và Ninh Sở). Trong khi đó, nhiều xã lập đề án xây dựng NTM chưa sát thực tế nên phải điều chỉnh nhiều lần.

Mặt khác, nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng NTM của các xã hạn hẹp, chủ yếu trông chờ ngân sách nhà nước hỗ trợ, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa chưa được nhiều; kết cấu hạ tầng đầu tư phục vụ sản xuất cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục ở một số xã chưa cao; hoạt động của các hợp tác xã sau chuyển đổi chưa có nhiều chuyển biến...

Về hướng tháo gỡ,  ông Nguyễn Tuấn Thịnh - Phó Chủ tịch UBND huyện cho hay: “Cùng với rà soát điều chỉnh quy hoạch, huyện Thường Tín đang tập trung huy động nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn”.

Về kinh tế, ông Thịnh cho biết, huyện vẫn coi trọng phát triển làng nghề và đầu tư mạnh cho nông nghiệp. Trong đó, tập trung xây dựng thương hiệu nông sản gắn với phát triển thương mại, chợ để nhân dân kinh doanh, giao thương thuận lợi. “Cùng với đó, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đầu tư cho các mô hình sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ giống cây trồng giá trị cao; thúc đẩy việc liên kết, hợp tác, hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ" - ông Thịnh nhấn mạnh./.
Theo Hải Đăng/Dân Việt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập333
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm331
  • Hôm nay30,299
  • Tháng hiện tại122,570
  • Tổng lượt truy cập90,185,963
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây