Học tập đạo đức HCM

Trang trại bạc tỷ trên đất trũng ở Hà Nội

Thứ ba - 26/08/2014 05:44
Là “ông chủ” của một cửa hàng đại lý bán thức ăn chăn nuôi đang ăn nên làm ra, ông Nguyễn Cải (thôn Chàm, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) lại bỏ để chuyển sang làm trang trại nuôi gà, lợn, biến trũng thành “khối tài sản” trị giá bạc tỷ.

“Trong thời gian làm đại lý bán thức ăn gia súc, tiếp xúc với nhiều ND sở hữu những trang trại có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm tôi đâm ra ham. Tôi quyết định nhượng cửa hàng lại cho con trai cả làm chủ và đấu thầu 1,6ha đất của xã để làm nông nghiệp”- ông Cải nhớ lại.

Đó là vào những ngày cuối năm 2004, với 3 tỷ đồng dành dụm những năm tháng bán thức ăn gia súc cùng số tiền vay mượn của bạn bè, ông Cải thuê nhân công về nạo vét, đào đắp khu đất đồng của xã làm trang trại. Những chỗ ruộng trũng, mấp mô ông đào ao thả cá, chỗ bằng phẳng thì xây chuồng nuôi lợn, gà.

“Vốn đầu tư không hề nhỏ, lại chưa từng chăn nuôi quy mô lớn, đây là thách thức lớn đối với tôi. Trước khi làm, tôi phải đến các trại chăn nuôi lớn, nhỏ trong và ngoài huyện để học hỏi kinh nghiệm” - ông Cải tâm sự.

Để giảm chi phí thuê nhân công, ông xây dựng quy trình chăn nuôi tự động từ lồng úm, hệ thống nước uống đến cho ăn. Nhờ vậy, năm 2009 - 2010, khi dịch tai xanh bùng phát tại nhiều nơi nhưng trại chăn nuôi của ông không có lợn mắc dịch.

Về thị trường tiêu thụ, ông Cải cho biết, ban đầu, ông xuống Hà Nội tìm các lò mổ để tìm mối bán. Dần dần, tiếng lành đồn xa, thương lái khắp nơi tìm đến trang trại của ông mua hàng.

“Để bán lợn giá cao, tôi chỉ xuất chuồng lợn trọng lượng dưới 100kg. Nếu lợn to, khổ thịt dày, sẽ bị thương lái ép giá. Một kinh nghiệm nữa trong quá trình chăn nuôi là không nên đầu tư ồ ạt sẽ nhiều rủi ro” - ông Cải chia sẻ.

Mỗi năm ông xuất 3 lứa lợn khoảng 500 con, thu về hàng trăm triệu đồng; cộng với 3.000 con gà đẻ trứng và một ao cá, tổng doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm. Có kinh tế, năm nào cũng ủng hộ địa phương từ 30-50 triệu đồng để xây dựng đường giao thông, trạm y tế… góp phần hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã.

 

Theo danviet

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay23,362
  • Tháng hiện tại778,783
  • Tổng lượt truy cập84,755,200
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây