Học tập đạo đức HCM

Trồng cam Đường Canh, lãi 2 tỷ đồng mỗi năm

Thứ sáu - 02/10/2015 04:35
Thôn Đồng Quýt xã Tân Mộc là một thôn trồng cây ăn quả có mức thu nhập cao vào bậc nhất, nhì của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Cả thôn được bao phủ bởi những vườn cam, bưởi xanh ngút ngàn tầm mắt. Trong đó có những vườn cây cho thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm.

Mô hình cam nhà anh Kiệm

 
Đồng Quýt có được như ngày hôm nay là bởi ở đây có những người nông dân không chỉ cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm mà còn rất nhanh nhạy trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với thị trường. Trong những con người đó, tiêu biểu phải kể đến anh Vũ Duy Kiệm- một hội viên, nông dân trẻ,  với bàn tay và khối óc của mình mỗi năm mang lại thu nhập cho gia đình gần 2 tỷ đồng từ việc trồng cam Đường Canh.
 
Xuất thân từ gia đình thuần nông, cha mẹ đều làm nông nghiệp, nguồn thu chính của gia đình anh Kiệm trước đây là trồng lúa và hoa màu, đời sống gặp nhiều khó khăn. Năm 2000, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh đã nung nấu trong lòng quyết tâm tìm hướng phát triển kinh tế gia đình. Ban đầu anh tiến hành cải tạo vườn tạp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng vải và bước đầu cho hiệu quả.
 
 Năm 2002, phong trào trồng cam Đường Canh phát triển “rầm rộ” tại địa phương. Đây là loại cây có múi, cho năng suất và giá trị kinh tế cao nhưng lại là loại  khó tính, đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật từ việc chăm sóc đến việc xử lý cây ra quả. Chính vì vậy,  bước đầu làm quen với cây trồng này, nhiều gia đình trong thôn đã thất bại. Từ việc họ mong mỏi và hy vọng vào cây cam thì sau khoảng 4 năm trồng nhiều người đã từ bỏ và trở lại trồng cây vải- vốn là thế mạnh của người dân Lục Ngạn.
 
 Trước thực tế đó, xem xét, nghiên cứu những mô hình đã trồng cam Đường Canh, nhận thấy mặc dù đa phần các mô hình đều thất bại nhưng không phải do cây Cam không thích hợp với điều kiện của địa phương mà là do người dân chưa có kỹ thuật chăm sóc hợp lý. Nếu có kỹ thuật người dân quê anh hoàn toàn có thể làm giàu từ cây trồng này. Chính vì vậy, một mặt anh Kiệm vẫn tiếp tục chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng vải, mặt khác tiến hành dồn điền đổi thửa, chuyển những chân ruộng cao, cấy 1 vụ không ăn chắc sang trồng cây ăn quả. Năm 2006, mặc cho sự phản đối của gia đình và nhiều người ở làng cho anh là người “gàn dở”, anh vẫn quyết định mạnh dạn chuyển đổi 1 mẫu ruộng (sau khi đã dồn điền đổi thửa) sang trồng Cam. Năm 2007, anh tiếp tục chuyển cây ươm và trồng thêm 1,7 mẫu nâng tổng diện tích trồng cam Đường Canh lên 1 ha.
 
Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm và tích lũy thêm kiến thức từ sách báo, tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân tổ chức, đi thăm những mô hình kinh tế có hiệu quả từ địa phương và các vùng trồng cam khác... Không phụ người có công, năm 2009, sau 3 năm vun trồng vườn cam của anh cho những quả ngọt đầu tiên với 2,5 tấn quả, với giá bán 38 nghìn đồng/kg, gia đình anh thu được gần 100 triệu đồng. Với thành quả bước đầu đó, đã giúp anh củng cố thêm niềm tin và thành công nhất là anh đã làm chủ được loại cây trồng có giá trị cao, khó tính.
 
Vườn cam thực sự mang lại hiệu quả từ năm 2011, thu nhập của gia đình anh từ cây cam đã trừ chi phí là 900 triệu đồng, năm 2013 là 1,7 tỷ và dự kiến năm nay được mùa sẽ mang lại cho gia đình anh khoảng 50 tấn quả tương đương 2 tỉ đồng. Ngoài ra, mỗi năm gia đình anh còn thu hơn 100 triệu đồng từ diện tích trồng vải.
Không dừng lại ở đó, để tăng thêm thu nhập và phù hợp với nhu cầu thị trường, đầu năm 2015 gia đình tiếp tục chuyển đổi 1ha diện tích trồng vải sang trồng cây cam  Vinh và hứa hẹn, khoảng 2 năm nữa sẽ cho thu nhập gấp đôi hiện tại.
 
Không chỉ phát triển kinh tế, gia đình anh luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương như: đóng góp làm đường giao thông nông thôn, giúp đỡ gia đình chính sách, trẻ em nghèo hiếu học; giúp đỡ 70 hội viên khó khăn thiếu vốn sản xuất với tổng trị giá 500 triệu đồng không lấy lãi, chia sẻ kinh nghiệm với nhân dân địa phương…
 
Với thành tích đạt được trong phát triển kinh tế và đóng góp cho xã hội, năm 2015 anh vinh dự là 1 trong hơn 200 đại biểu tiêu biểu được vinh danh tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2015 do Hội Nông dân tỉnh tổ chức trong tháng 5 vừa qua./.
Theo Hoi Nong dan

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại910,412
  • Tổng lượt truy cập92,084,141
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây