Học tập đạo đức HCM

Trồng cau vàng dưới tán vườn, cho thu nhập tốt

Thứ hai - 14/05/2018 20:13
Nhiều nhà vườn ở xã Quới Thiện (H.Vũng Liêm, Vĩnh Long) ăn nên làm ra nhờ trồng cây cau vàng dưới tán vườn cây ăn trái.
Ông Nguyễn Văn Hường (ngụ ấp Rạch Sâu, xã Quới Thiện) cho biết gia đình ông có trên 1 ha đất vườn trồng xoài, sầu riêng, mỗi năm thu nhập vài trăm triệu đồng. Mấy năm gần đây, ông tận dụng phần đất trống dưới tán vườn trồng thêm các loại kiểng lá như cau vàng, trúc bách hợp, trúc đốm... 
Lúc đầu, ông chỉ coi là loại cây phụ, lợi nhuận không đáng kể. Tuy nhiên, từ khi thương lái đổ xô đến thu mua lá, nhất là lá cau vàng cung cấp cho các shop hoa tươi thì loài cây này đem lại cho ông nguồn lợi không nhỏ. Hiện ông Hường trồng trên 10.000 bụi cau vàng, 800 bụi trúc bách hợp và 2.000 bụi trúc đốm. Chỉ tính riêng cau vàng, mỗi đợt ông bán khoảng 80.000 lá với giá 370 đồng/lá, thu nhập gần 30 triệu đồng. 
Ông Nguyễn Văn Lin chỉ trồng 1.500 bụi cau vàng dưới tán cây sầu riêng nhưng mỗi tháng thu nhập trên 5 triệu đồng. Ông Lin cho biết cau vàng trồng bằng hột, khoảng một năm cây mọc thành bụi và cho lá. Cứ 40 ngày thương lái đến tận vườn thu mua và mướn người cắt, làm lạnh trước khi chở đi các nơi giao hàng. 
Hiện toàn xã Quới Thiện có tới 400 ha trồng cau vàng, tập trung chủ yếu tại các ấp Rạch Sâu, Rạch Vọp. Trồng cau vàng không tốn thêm diện tích, cũng không cần tưới phân, xịt thuốc, vì phân thuốc bón cho cây tầng trên sẽ thấm vào lòng đất, tạo nguồn dinh dưỡng cho cau.
Ông Đoàn Thanh Hiếu, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Quới Thiện, cho biết: “Ban đầu bà con trồng cau vàng với mục đích làm cảnh và bán lá phụ thêm. Không ngờ cau vàng trở thành mặt hàng tiêu thụ mạnh, thu nhập không thua gì cây ăn trái. Mô hình trồng này cũng giải quyết công ăn việc làm cho nhiều phụ nữ ở địa phương, với các công việc như cắt, thu gom lá...”.
Bà Huỳnh Thị Thu Hương, Chủ tịch Hội LHPN xã Quới Thiện, cho biết mô hình trồng kiểng lá, đặc biệt là cau vàng rất được hội quan tâm, lấy làm mẫu để hội viên học hỏi và phát triển trong tương lai.
Nguồn: thanhnien.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm289
  • Hôm nay34,915
  • Tháng hiện tại161,477
  • Tổng lượt truy cập85,068,513
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây