Học tập đạo đức HCM

Trồng cây quýt đường đem lại hiệu quả kinh tế cao

Thứ tư - 04/03/2015 01:46
Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã chủ động chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả, không phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương sang trồng cây quýt đường, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Gia đình ông Nguyễn Văn Đại ở thôn 3 (xã Hòa Xuân, TP. Buôn Ma Thuột) có 3 ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng phần lớn đều là đất sỏi đá, khô cằn nên chỉ mới canh tác được vài sào cà phê, số diện tích còn lại bỏ hoang nhiều năm liền. Để tăng hiệu quả sử dụng đất, ông đã đi tham quan nhiều mô hình và khi đến huyện Tân Phú (Đồng Nai), tận mắt thấy cây quýt đường phát triển tốt trong điều kiện đất đai, khí hậu tương tự như vùng đất Dak Lak, lại có giá trị kinh tế cao nên ông quyết định cải tạo đất vườn và mua giống về trồng thử nghiệm khoảng 6 sào vào năm 2007. Trong những năm đầu cây còn nhỏ, ông trồng xen các loại cây ngắn ngày như ngô, đậu… để “lấy ngắn nuôi dài”; tận dụng đất trồng xen canh cây bơ ghép, sầu riêng, mít nghệ, bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc. Đến nay, các loại cây trồng trên đều phát triển tốt, nhưng nguồn thu chủ yếu vẫn là cây quýt đường và cà phê.

Năm 2014, gia đình thu được khoảng 5 tấn cà phê, 17 tấn quýt, trừ chi phí thu lãi trên 380 triệu đồng. Sắp tới, gia đình ông sẽ trồng thêm 4 sào quýt đường nữa. Để cây quýt đường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, lại tiết kiệm chi phí sản xuất ông đã tìm tòi, học hỏi được phương pháp cho cây ra hoa trái vụ và cách ủ phân vi sinh từ cá, cua đồng bón cho cây nhằm tăng cường chất dinh dưỡng. “Trồng cây quýt đường không khó lắm, chỉ cần theo dõi thường xuyên hiện tượng sâu bệnh để phòng trừ kịp thời, bảo đảm đủ lượng nước, phân bón cần thiết, loại bỏ bớt các trái nhỏ, dị dạng, thời gian thu hoạch có thể kéo dài trong 6 tháng/năm và đầu ra cho sản phẩm rất ổn định”, ông Đại chia sẻ. Từ mô hình này, nhiều hộ nông dân trong vùng đã đến học hỏi và được ông tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho 12 hộ trồng xen thành công cây quýt đường trong vườn cà phê.

Gia đình anh Hoàng Trí Dũng ở thôn 3 (xã Cư Elang, huyện Ea Kar) dồn công đầu tư, chăm sóc 1,5 ha cà phê và điều gần 7 năm nhưng vùng đất xám bạc màu, pha cát không thích hợp với các loại cây trồng này, trong khi vốn đầu tư lớn, giá cả lại bấp bênh nên ngày càng thua lỗ. Qua tìm hiểu thị trường, năm 2010, gia đình anh quyết định chuyển hướng sang trồng cây quýt đường. Thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng và mượn thêm anh em dòng họ, vợ chồng anh Dũng thuê người cải tạo đất, mua 1.000 cây quýt đường trồng thử nghiệm, đến nay đã cho thu hoạch. Anh Dũng cho biết: quýt đường là giống cây trồng mới, xuất xứ từ miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long, nhưng khi đưa về vùng đất này trồng lại phù hợp, sinh trưởng tốt. Năm 2014, vườn quýt của gia đình anh đã cho thu hoạch rộ khoảng 40 tấn, bán tại vườn với giá từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi gần 200 triệu đồng.

Sau gần 5 năm gắn bó với cây quýt đường, anh Dũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Theo anh, khi trồng cây quýt đường chỉ cần chú ý chăm sóc bộ rễ thì cây sẽ phát triển tốt. Hố trồng quýt kích thước 20cm x 20cm, mỗi cây cách nhau 1,5m. Để quả ngọt và mọng nước, phải chăm sóc đúng kỹ thuật, bón phân đủ liều lượng, thường xuyên tưới đủ nước, giữ ẩm cho cây, nhưng tuyệt đối không để ngập úng. Cây quýt đường rất dễ bị sâu bệnh hại như xì mủ, vàng gân lá, ruồi vàng hại trái… nên cần xử lý tốt mầm bệnh trong đất trước khi xuống giống cũng như trong quá trình cây sinh trưởng phải thường xuyên thăm vườn, phát hiện sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời. Trồng quýt đường đem lại lợi nhuận cao vì thời gian thu hoạch trong vòng 8 năm mới phải cải tạo trồng lại. Với giá bán ổn định như hiện nay và việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, thương lái tìm mua tận vườn thì chỉ vài năm nữa, gia đình anh sẽ thu hồi vốn và có lãi. Hiện nay, các hộ dân ở thôn 3 và 6B (xã Cư Elang) đã phát triển hơn 60 ha quýt đường, phần lớn diện tích đã cho thu hoạch, hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Mặc dù trồng cây quýt đường đem lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra ổn định nhưng để loại cây trồng này phát triển bền vững, thiết nghĩ chính quyền địa phương cần có khuyến cáo người dân thận trọng, không nên phát triển ồ ạt, nhất là ở những vùng đất không thích hợp nhằm tránh tình trạng trồng rồi lại chặt, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại857,332
  • Tổng lượt truy cập93,234,996
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây