Học tập đạo đức HCM

Trồng đồng nhất một giống, gạo Việt được trả cao hơn 50-60 USD/tấn

Thứ ba - 17/10/2017 09:39
Những năm gần đây, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đẩy mạnh xây dựng vùng nguyên liệu, các đối tác đã đồng ý trả thêm từ 50 – 80 USD/tấn gạo.

Ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An chia sẻ, doanh nghiệp Việt Nam thường có gì bán nấy, đa phần chào bán những loại gạo khách hàng không cần trong khi loại gạo khách hàng cần thì doanh nghiệp không có.

 trong dong nhat mot giong, gao viet duoc tra cao hon 50-60 usd/tan hinh anh 1

Nông dân thường trồng nhiều giống lúa khác nhau để bán cho thương lái

Nguyên nhân của việc này cũng do nôn​g dân nhiều năm liền sản xuất tự phát, trồng nhiều giống khác nhau. Đến khi thu hoạch thì bán lúa dựa vào thương lái. Nông dân sản xuất giống gì thì doanh nghiệp phải mua giống lúa đó nên chất lượng gạo không cao, không đồng nhất, nhiều lúc còn bị thương lái pha trộn nước.

“Chính vì xuất phát điểm này của nguồn nguyên liệu nên dù Việt Nam đứng nhất nhì thế giới về số lượng gạo xuất khẩu hàng năm nhưng giá trị thường rất thấp. Thị trường đầu ra bấp bênh, hay bị ép giá”, ông Bình cho biết.

Những năm gần đây, khi có các thương nhân tham gia xây dựng vùng nguyên liệu lúa, liên kết với nông dân gắn sản xuất với tiêu thụ, Việt Nam có thể cung cấp gạo chất lượng cao, đồng nhất chỉ 1 loại giống. Và cũng từ đó, các nhà nhập khẩu gạo đồng ý trả thêm cho Việt Nam từ 50 – 80USD/tấn gạo đồng nhất nêu trên.

“Các thương nhân khi xây dựng được nhiều vùng nguyên liệu lúa với quy trình canh tác sạch thì thị trường tiêu thụ có ngay từ đầu chớ không cần phải đi xúc tiến hay tìm kiếm thị trường. Còn nếu không có được vùng nguyên liệu, nhà nước có hỗ trợ cả nghìn tỷ thì gạo Việt vẫn không bán được hoặc bán được thì giá cũng rất thấp”, ông Bình nhận định.

Do đó, việc phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam phải được thực hiện từ vùng nguyên liệu lúa. Một khi xây dựng được vùng nguyên liệu lúa sạch, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, gạo Việt Nam sẽ xây dựng được thương hiệu, được người tiêu dùng trong và ngoài nước tín nhiệm, giá trị gia tăng cao…

Ông Đỗ Hà Nam – Tổng giám đốc Intimex Group cũng nhận định, có nhiều giống gạo Việt Nam gần như độc quyền tại thị trường Trung Quốc, các giống lúa thơm như ST21, OM5451… cũng rất được ưa chuộng.

“Việt Nam đang có nhiều giống lúa như Nàng Hương, Chợ Đào… tuy nhiên ST21 được khá nhiều nhà nhập khẩu ưa chuộng. Từ đó đặt ra vấn đề cần phát triển những giống lúa nào được thế giới chấp nhận”, ông Nam nhận định.

 trong dong nhat mot giong, gao viet duoc tra cao hon 50-60 usd/tan hinh anh 2

 ​​​​​​Xây dựng được các sản phẩm gạo đồng nhất một giống, doanh nghiệp được trả giá thêm 50 - 80USD/tấn

Tại Hội nghị phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020 do Bộ Công thương tổ chức sáng nay ở TP.HCM, ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, định hướng phát triển trong thời gian tới, Việt Nam cần phát huy lợi thế cạnh tranh để tận dụng các thị trường gần và truyền thống, cụ thể là Châu Á và Châu Phi. Thị trường Trung Quốc cũng rất rộng lớn, cần được tiếp tục chăm sóc, phát triển.

Như Philippines, sắp tới chính sách nhập khẩu gạo sẽ thay đổi, nước này sẽ thực hiện nhập khẩu gạo theo cơ chế thuế quan của WTO, các nước trong khối Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được tự do nhập khẩu gạo vào Philippines và chịu mức thuế nhập khẩu gạo 35% trong khi các nước ngoài AEC sẽ phải chịu mức thuế đến… 400%.

Tuy vậy, Philippines vẫn duy trì hạn ngạch thuế quan ở mức 350.000 tấn, các nước có quota đặc biệt như Việt Nam, Thái Lan… được hưởng quy chế ưu đãi. Hay như ở các Châu Âu cho ta 80.000 tấn miễn thuế nhờ Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EU nhưng tới nay Việt Nam vẫn chưa thể tận dụng được “gói ưu đãi” này.

Tác giả bài viết: Thuận Hải

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập425
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại842,672
  • Tổng lượt truy cập93,220,336
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây