Học tập đạo đức HCM

Trồng hành 2 tháng, lãi 300 triệu đồng

Thứ bảy - 05/03/2016 20:48
Vụ hành đông xuân năm nay được mùa, được giá đã giúp hàng trăm hộ dân ở xã Chu Điện (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang có thu nhập cao), trong đó không ít hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Nông dân đang bóc, rửa hành bán cho thương lái tại thôn Hà Mỹ, xã Chu Điện, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Đắt như... hành tươi

Gần 10 năm trồng hành là chừng ấy thời gian anh Giáp Văn Hiệp (hơn 40 tuổi) cùng hàng trăm hộ dân khác trong xã Chu Điện phải đối mặt với điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Vụ đông xuân 2016 này anh Hiệp và bà con vẫn kiên trì bám ruộng, và sự cố gắng đã được đền đáp xứng đáng. Hành củ vụ này không những được mùa mà còn được giá cao chưa từng thấy.

Anh Hiệp bảo: Giờ này nhà nào có ruộng hành đến tuổi thu hoạch giống như nhà có con gái đẹp, ngồi chơi xơi nước kén rể, ai có lễ to, nhiều tiền được giá thì “gả”.

Do nhiều năm mất mùa nên nhiều hộ trong thôn chán hành, bỏ ruộng, nắm bắt được cơ hội anh Hiệp liều đi vay tiền để thuê lại đất trồng hành. Đến giờ với 1 mẫu hành củ được tuổi thu hoạch, anh Hiệp đã nhổ bán thử nghiệm 50% diện tích, ruộng còn lại khoảng 5 sào với sản lượng khoảng 5 tấn dù đang có rất nhiều lái buôn gọi điện săn đón nhưng anh chưa muốn nhổ mà chờ giá lên cao thêm mới bán.

  Lý giải nguyên nhân khiến giá hành củ tăng giá đột biến, các chủ đầu mối thu mua hành quy mô lớn tại xã Chu Điện cho rằng do mấy năm gần đây hành mất mùa, nhiều nông dân chán nản bỏ ruộng đi làm công ty, khiến sản lượng hành giảm nhiều dẫn đến giá  tăng cao bất ngờ.

 

 

Với một mẫu hành củ, anh Hiệp tính toán sẽ thu khoảng hơn 10 tấn hành thương phẩm; nếu bán giá hiện giờ là 14.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí gia đình anh lãi khoảng trên 100 triệu đồng, trong khi thời vụ trồng loại hành ăn lá và lấy củ non này chỉ trên dưới 2 tháng.

Cùng thôn với gia đình anh Hiệp, nhưng bà Nguyễn Thị Ngoan lại được biết đến là hộ có sản lượng hành cũng như thu nhập cao nhất xã. Với 2 mẫu hành, bà Ngoan đã huy động người nhổ cân hết cho lái buôn ngay tại ruộng với giá 14.000 đồng/kg, tính ra bà có lãi gần 300 triệu đồng.

Người làm thuê cũng kiếm tiền triệu

Theo ghi nhận của phóng viên tại các thôn của xã Chu Điện, ngoài những hộ trồng hành có thu nhập cao, còn hàng trăm hộ khác cũng được hưởng lợi nhờ ăn theo nghề này. Đó là việc bóc vỏ già, rửa hành thuê tại các điểm đầu mối thu mua hành củ trên địa bàn, giúp hàng trăm hộ dân trên địa bàn có thu nhập từ 6 đến trên 10 triệu đồng mỗi tháng.

Vào những ngày thu hoạch hành chính vụ, điểm thu mua hành củ Hương Công tại thôn Hà Mỹ luôn có gần 30 người làm công việc bóc, rửa hành. Chị Nguyễn Thị Hương - chủ điểm thu mua bảo: “Với giá thuê làm 1.000 đồng/kg hành thương phẩm, có thời điểm nhiều hàng, tôi phải chi trả công hơn 10 triệu đồng/ngày, tính ra cả tháng cũng mất hàng trăm triệu đồng là chuyện bình thường” – chị Hương chia sẻ.

Hơn 3 tháng làm công việc bóc, rửa hành tại điểm thu mua hành củ Hương Công, mỗi ngày bà Nguyễn Vân (56 tuổi) ở thôn Hà Mỹ làm được trên 2,5 tạ hành, có ngày năng suất bà làm được 3-4 tạ hành. Với giá làm công 1.000 đồng/kg ngày thường, ngày giá rét lên đến 2.000 đồng/kg, nếu làm đều cả tháng bà Vân có thu nhập trên 10 triệu đồng. Bà bảo: “Công việc cũng nhàn hạ, chỉ ngồi một chỗ chờ chủ đưa xe hành từ ngoài cánh đồng về rồi nhận phần làm thôi chứ không phải bốc vác gì nặng nhọc đâu”.

Ông Hoàng Văn Đềm – Phó Chủ tịch UBND xã Chu Điện cho biết: Toàn xã có 8 thôn trồng hơn 20ha hành củ, trong đó thôn Hà Mỹ chiếm trên 70% diện tích. “Vụ hành năm nay được mùa, được giá, ước tính cả xã có gần 10 hộ thu nhập trên 100 triệu đồng, số hộ có thu nhập trên 50 triệu đồng cũng phải hàng trăm hộ” – ông Đềm chia sẻ.

Ông Đềm cho biết thêm, vào những ngày thu hoạch rộ hành này, tại các thôn trong xã đang có 12 điểm thu mua hành, trung bình mỗi điểm tạo công ăn việc làm cho trên dưới 30 người, với mức thu nhập từ 250.000 đồng đến trên 350.000 đồng/người/ngày.

 
Nguồn: danviet
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập294
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm291
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại223,416
  • Tổng lượt truy cập90,286,809
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây