Học tập đạo đức HCM

Trồng mít, nuôi cá đồng thu 300 triệu đồng mỗi năm

Chủ nhật - 05/10/2014 04:45
Năm 2011 ông Lương Văn Tám (63 tuổi) ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) quyết định đào ao, lên bờ 15 công ruộng để trồng mít, nuôi cá đồng. Kết quả, ông Tám thu nhập 300 triệu đồng/năm.
 
Sau nhiều lần nghiên cứu ông Tám phát hiện dùng lưới cước Thái bao trái mít để hạn chế sâu bệnh và giúp trái mít có màu sáng đẹp nhờ hấp thu đủ ánh sáng
Sau nhiều lần nghiên cứu ông Tám phát hiện dùng lưới cước Thái bao trái mít để hạn chế sâu bệnh và giúp trái mít có màu sáng đẹp nhờ hấp thu đủ ánh sáng.
 

Dù ở tuổi 63 nhưng ông Tám không bằng lòng với cái nghèo và nhất là điệp khúc “được mùa rớt giá” của người nông dân trồng lúa luôn gặp phải mỗi khi đến vụ. Vì thế năm 2011, ông Tám quyết định lên 2 công ruộng để trồng thử nghiệm 200 cây mít Thái siêu sớm để tăng thu nhập kinh tế gia đình.
 

Sau 14 tháng trồng và chăm sóc, 200 cây mít của ông Tám cho thu hoạch trái. Ông Tám nói: “Mít Thái dễ trồng, chi phí đầu tư thấp lại nhẹ công chăm sóc, lại cho trái quanh năm, thu hoạch rộ vào khoảng tháng 5 và tháng 11. Từ khi đậu trái đến 3,5 tháng sẽ cho thu hoạch. Năng suất đạt khoảng 100 – 150 kg/cây, với giá bán từ 7.000 – 15.000 đ/kg (tùy thời điểm). Mỗi cây mít sẽ cho thu nhập trên 1 triệu đồng/năm.
 

Theo ông Tám cho biết thêm, năm đầu tiên trồng mít bán được với giá cao, nhưng năng suất cũng chỉ ở mức khá do chưa nắm được kỹ thuật, cách phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, với bản tính chịu khó, cần cù, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, giờ đây ông Tám đã nắm vững kỹ thuật trông mít, năng suất mít tăng lên đáng kể. Thấy thị trường mít còn tiềm năng nên mới đây ông Tám quyết định mở rộng 6 công đất nữa để trồng thêm 1.000 cây mít.
 

Điều làm bà con ở xã Long Thạnh nể phục ông Tám không chỉ ý chí làm giàu mà ông Tám còn sở hữu khối tài sản quý hơn vàng chính là sức khỏe. Nhờ đó, tất cả công việc vô phân, làm cỏ… và tất cả việc chăm sóc vườn mít đều do ông Tám tự tay làm lấy, không phải thuê mướn ai. Nhờ đó chi phí và chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn.
 

Năm thu hoạch đầu tiên, vườn mít thu lãi trên 30 triệu đồng, nhưng đa phần chất lượng trái không đẹp vì sâu đục, nám…nên ông Tám sử dụng túi nylon (loại đựng 25kg gạo) để bao mít. Áp dụng vụ đầu tiên, nhận thấy chi phí đầu tư cho việc bao trái tương đối cao và kém bền nên ông Tám tiếp tục nghiên cứu rồi áp dụng bao trái bằng túi lưới cước.

Sau thời gian tìm hiểu, ông Tám nhận thấy lưới cước Thái sử dụng rất phù hợp nên tiến hành mua và đặt may với chi phí 4.000 đồng/cái. Ông Tám so sánh, sử dụng cước Thái để bao trái sẽ có nhiều ưu điểm hơn. Chi phí đầu tư cho túi nylon 2.000 đồng nhưng chỉ sử dụng được 3,5 tháng và chất lượng trái vẫn không đẹp vì ánh nắng tiếp xúc không đều. Còn sử dụng lưới cước thì chi phí đầu tư 4.000 đồng nhưng có thể sử dụng trên 5 năm và trái có ánh sáng đầy đủ nên bóng đẹp.
 

Hiện nay 7 công ruộng còn lại ông Tám chỉ trồng lúa vụ đông xuân, thời gian còn lại ông tận dụng mặt ruộng, ao... nuôi cá đồng.

Từ việc quan sát được tập tính của sâu đục trái (do bướm sinh ra) và ruồi lưng vàng chỉ đáp ngang chứ không từ dưới lên, nên 1.000 túi lưới sau này được ông Tám thiết kế may theo dạng không đáy để giảm chi phí đầu tư chỉ còn 3.500 đồng/cái thay vì 4.000 đồng/cái so với trước đây.

"Đối với một cây mít nhỏ nên để 3 – 4 trái/cây, còn 8 – 10 trái/cây đối với cây mít 3 năm tuổi. Số lượng trái lên khi tuổi đời cây càng lớn. Như vậy, cây không bị mất sức. Với số lượng 1.200 cây mít tôi chỉ mất 2 giờ để tưới nước. Còn về chi phí đầu tư chỉ khoảng 1 triệu đồng/công", ông Tám cho biết.


Trồng mít không sử dụng thuốc BVTV nên khu vườn, nguồn nước… không bị ô nhiễm. Do đó, ông Tám tận dụng diện tích mặt nước để nuôi cá đồng theo hình thức đặt bọng. Xác định trồng mít nhiều sẽ có một phần mít hư, dạt, non…không bán được và để giải quyết được chỉ còn cách nuôi cá.

Để có được môi trường nuôi cá lý tưởng, ông Tám dành 7 công ruộng còn lại để tạo ra môi trường thiên nhiên vừa có mương, vừa có ruộng và trồng rau lang, muống, khoai mì để làm thức ăn cho cá. Ông Tám, chia sẻ thay vì trước đây làm 2 vụ lúa thì giờ tôi chỉ sản xuất một vụ đông xuân. Vì để cá mau lớn, sinh sản, không thoát ra ngoài thì ao phải có mương, có ruộng. Cá không chỉ ăn thức ăn trong vườn mà cần phải có rong, rêu, ốc trên ruộng. Nuôi được vậy chất lượng cá sẽ ngon và bán giá cao hơn.


Hiện vườn mít của ông Tám đang cho thu hoạch, mỗi đợt thu hoạch cách nhau 5 ngày, sản lượng vài trăm ký đến cả tấn/lần, bán với giá 7.000 – 15.000 đồng/kg (tùy thời điểm) và sản lượng cá nuôi thu hoạch đạt khoảng 5 tấn, với giá bán 25.000 – 30.000 đồng/kg. Tổng thu nhập mỗi năm trên 300 triệu đồng.
 

Theo Dân Trí


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập367
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại853,268
  • Tổng lượt truy cập92,026,997
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây