Học tập đạo đức HCM

Trụ vững trong thời kỳ 'đen tối' của nghề nuôi lợn

Thứ ba - 11/04/2017 03:30
Trang trại của ông Bùi Đức Luận ở khu 6, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) được coi là quy mô lớn nhất trên địa bàn huyện.

 

07-50-11_img_0017
Khu chuồng trại của ông Luận

Với 300 lợn nái, hơn 3.000 lợn thương phẩm, ông Luận xây dựng chuồng trại hiện đại, có hệ thống thông gió điều hòa, bảo đảm cho lợn luôn trong điều kiện lý tưởng nhất. Thậm chí khu chuồng trại lợn nái còn có thể nuôi gấp ba, bốn lần hiện tại. Nhiều năm nay, số lợn thương phẩm có đầu ra ổn định, lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/năm.

Bắt đầu đầu tư cho chăn nuôi từ rất sớm. Năm 2002, là một nông dân thuần túy, ông Luận đã có tham vọng làm giàu từ chăn nuôi. Xuất phát điểm chỉ từ hơn 10 lợn nái và hơn 200 lợn thương phẩm. Thấy làm ăn thuận, ông mở rộng quy mô, cho tới như hiện nay.

Hỏi về việc chăn nuôi lợn nái và lợn thương phẩm, ông Luận cho biết: Nuôi lợn bây giờ, được coi là “thời kỳ đen tối”, bởi giá thịt lợn thấp, lỗ nhiều hơn lãi. Càng quy mô lớn, quy mô hiện đại như ông, càng thất thu lớn. Hỏi, vì sao ông không chuyển hướng? Ông Luận lắc đầu: Cơ ngơi như thế này, cũng giống như ngồi trên lưng hổ thôi. Cho nên biết lỗ, biết thất thu, vẫn phải “chiến đấu” đến cùng.

Mặc dù tình hình đáng buồn như vậy, nhưng nhìn đàn lợn của ông Luận vẫn béo tốt, khỏe mạnh, nói một cách khác, trông vẫn mỡ màng, ngon lành. Và mặc dù không được như trước, việc tiêu thụ sản phẩm vẫn đều đều. Ông Luận tâm sự: “Người dân không thể bỏ thịt lợn. Mà đã vậy, thì chăn nuôi lợn vẫn tồn tại. Thậm chí vẫn phát triển”.

Được biết, ông Luận đầu tư hơn 5ha trang trại, trong đó 4ha mặt nước. Ông nuôi các loại cá không phải lo đến đầu ra. Đó là trôi, mè, trắm, chép. Nuôi cá không cần lao động nhiều. Tập trung thu hoạch mỗi năm một vụ. Ông thu hơn 30 tấn cá/năm. Với giá bình quân 12.000 đồng/kg. Riêng về cá, mỗi năm ông thu lãi vài trăm triệu đồng.

Hỏi vì sao ông không giảm dần chăn nuôi lợn, để đầu tư nhiều hơn cho cá? Ông Luận lắc đầu: “Nuôi lợn vẫn cho lãi cao hơn. Vẫn đề là phải biết cách vượt lên để tồn tại. Nếu vượt qua được thời kỳ khó khăn, khi nhiều người không trụ được, bỏ cuộc, ấy chính là “cơ hội vàng” sau này.

Quả là ông Luận có tầm nhìn xa. Trong lúc khó khăn như hiện nay, ông vẫn duy trì được từ 8 đến 10 lao động thường xuyên. Hầu hết là thuê nhân công tại địa phương.

Theo Đỗ Bảo Châu/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay27,086
  • Tháng hiện tại107,866
  • Tổng lượt truy cập88,786,200
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây