Học tập đạo đức HCM

Tự tạo cơ hội: Làm giàu từ trại nấm

Thứ tư - 02/11/2016 10:18
Tốt nghiệp ngành cơ khí chế tạo máy, có việc làm tại công ty cơ khí ở Bình Dương nhưng anh Nguyễn Hữu Nghĩa quyết định trở về quê ở tỉnh Khánh Hòa lập trại nấm, cho thu nhập hơn 350 triệu đồng/năm.
Nguyễn Hữu Nghĩa (27 tuổi, trú xã Ninh Hưng, TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), cho biết năm 2007 anh theo học ngành cơ khí chế tạo máy, vì nghĩ ngành học này sau khi ra trường sẽ dễ tìm việc làm. Sau khi tốt nghiệp, đúng là anh không khó để xin vào làm tại một công ty cơ khí, nhưng lại nhận ra mình không có nhiều đam mê với công việc này, nên đã quyết định tìm hướng đi khác. Trong thời gian làm tại công ty, những lúc rảnh rỗi anh thường lên mạng tìm hiểu về cách trồng các loại rau, cây nông nghiệp. Một lần tình cờ vào website một công ty chuyên về trồng nấm ở TP.HCM, biết đang có khóa học miễn phí về cách trồng nấm vào thứ năm hằng tuần, Nghĩa sắp xếp công việc, lặn lội lên TP.HCM tìm hiểu cách trồng nấm. “Mình háo hức chạy xe máy tìm đến trại nấm, nhưng lại đúng ngày ông chủ đi vắng nên không học được. Nếu quay về ngay thì mất công quá, nên mình xin vào tham quan trại nấm và mê ngay. Từ đó, trong đầu mình lóe lên ý tưởng về quê trồng nấm”, Nghĩa kể.
Tết năm 2012, Nghĩa về quê, thông báo với bố mẹ về việc nghỉ làm ở công ty cơ khí và sẽ chuyển sang làm nấm. “Lúc đó, cả gia đình phản đối kịch liệt. Ai cũng nói 3 năm học cơ khí, công việc đang ổn định, bỗng dưng bỏ hết mà về quê bắt đầu với việc chưa từng làm. Nhà mình cũng khó khăn nên bố mẹ lo lắng, sợ mình trồng nấm thất bại sẽ càng khó khăn hơn. Nhưng mình vẫn quyết tâm thực hiện đam mê của mình”, Nghĩa tâm sự.
Nghĩa tính toán tiền đầu tư cho trại nấm khoảng 100 triệu đồng, để dựng trại kiên cố, xây nhà xưởng, mua thiết bị, nguyên liệu, meo giống... Khoản tiền tích cóp được lúc còn làm ở công ty cơ khí chỉ có 30 triệu đồng nên anh phải vay mượn thêm bạn bè, người thân. Thời gian đầu, do chưa nắm kỹ kinh nghiệm và kỹ thuật trồng nấm nên nhiều lần thất bại. “3 lần trồng thử nghiệm, mỗi lần 700 bịch phôi nấm bào ngư trắng là mỗi lần hồi hộp chờ đợi, nhưng kết quả đều đáng thất vọng khi trên các túi nấm ra toàn nấm mốc, không dùng được. Lúc đó tâm lý mình cũng hơi nản, nhưng vẫn tự nhủ “phải làm bằng được”. Mình liên hệ với một trại nấm lớn ở Long Khánh (Đồng Nai), xin vào học hỏi kỹ thuật trồng nấm. Khoảng một tháng sau đó, mình về thử lại và thành công”, Nghĩa kể.
Theo anh Nghĩa, mỗi loại nấm có phương pháp và kỹ thuật trồng, chăm sóc khác nhau, nhưng đều cần tuân thủ các quy trình như: sàng sạch nguyên liệu để loại tạp chất, bịch hấp thanh trùng phải để thật nguội trước khi cấy meo giống, nhà ươm thoáng mát và bao lưới ngăn chặn côn trùng xâm nhập..., đặc biệt là không sử dụng phân, thuốc để đảm bảo nấm sạch. Anh cho biết nếu nắm vững kỹ thuật thì việc trồng nấm khá đơn giản. Nguồn nguyên liệu là mùn cưa rất dễ tìm mua ở địa phương; trồng nấm không tốn nhiều diện tích và có thể thu hoạch quanh năm.
Những ngày đầu khởi nghiệp, một trong những khó khăn với Nghĩa là đầu ra của sản phẩm. Anh lặn lội đến các chợ đầu mối ở địa phương, giới thiệu nấm từ nông trại của mình. Mất gần một tháng, Nghĩa mới kết nối được với các gian hàng để đảm bảo thị trường tiêu thụ. Ít tháng sau, các loại nấm của Nghĩa không chỉ có mặt ở chợ địa phương mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều nơi khác trong tỉnh như Nha Trang, Vạn Ninh…
Hiện nay, trại nấm của Nghĩa được mở rộng với 2.000 m2, trồng 3 loại là nấm bào ngư trắng, bào ngư xám và nấm linh chi. Trừ chi phí, mỗi năm Nghĩa lãi khoảng 350 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, trại nấm của anh cũng tạo việc làm ổn định cho 5 lao động địa phương. Anh cho biết sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm cho những ai có ý định làm giàu từ cây nấm.
Bạn đọc quan tâm tìm hiểu mô hình trồng nấm, có thể liên hệ: Nguyễn Hữu Nghĩa. ĐT: 01682053162.
Theo Nguyễn Chung/thanhnien.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,024
  • Tổng lượt truy cập90,255,417
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây