Học tập đạo đức HCM

Tuyên Quang: Diện mạo nông thôn mới Thượng Lâm (Lâm Bình)

Thứ bảy - 09/12/2017 03:01
Từ xã miền núi đặc biệt khó khăn, lại có đông đồng bào dân tộc sinh sống, trình độ canh tác còn rất nhiều hạn chế, sau 2 năm đạt chuẩn nông thôn mới, bộ mặt vùng quê này đã có nhiều thay đổi, đời sống mọi mặt của người dân được nâng lên.

Xây dựng kêng mương nội đồng thại thôn Bản Bó, xãTthượng Lâm, huyện Lâm Bình. 

Đến xã Thượng Lâm huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang điều dễ nhận thấy sự đổi thay của cuộc sống người dân nơi đây. Với đặc thù là xã miền núi nên địa hình phức tạp, giao thông cách trở, đường sá đi lại khó khăn, lầy lội, nhất là trong mùa mưa lũ, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của  bà con nói riêng và vận tải hàng hóa nói chung.  Nhận thức được điều đó, các cấp chính quyền xã Thượng Lâm dành ưu tiên hàng đầu trong phát triển giao thông. Chương trình đã nhận được sự đồng thuận, đồng tình hưởng ứng của đông đảo nhân dân tham gia góp tiền, ngày công lao động, hiến đất để làm đường.

Đến nay, 100% trục đường xã, liên xã, trên 95 % đường trục thôn và liên thôn và hơn 7 km đường nội đồng đã bê tông hóa.  Hệ thống thủy lợi cũng đã được hoàn thiện để phục vụ tưới tiêu cho 153 ha lúa 2 vụ.  

Những ngôi nhà mới ở xã nông thôn mới Thương Lâm.

Về đường bê tông nông thôn thì các tuyến đường chính đều đã hoàn thành,  còn các tuyến đường ngang thôn thì đã hoàn thành trên 90% chỉ còn một hai ngõ đường ngang cũng đang chuẩn bị vật liệu để hoàn thành nốt. Bà con trong thôn thường xuyên vận động giúp đỡ  nhau  để phát triển kinh tế, xóa được đói giảm được nghèo. Thôn Nà Liềm và cả xã Thượng Lâm nói chung sẽ  tiếp tục vận động nhân dân duy trì các tiêu chí đã đạt được. Thay đổi rõ nét nhất chính là đời sống mọi mặt của nhân dân đều được nâng lên, tỷ lệ hộ khá giàu tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, thu nhập bình quân của người dân ở Thượng Lâm đạt trên 24 triệu đồng/người/năm, tăng 27.3 %  so với năm 2015.

Trong 2 năm qua, xã  Thượng Lâm vận động và hướng dẫn bà con phát triển cây trồng vụ đông , đưa các cây, con mới vào sản xuất. Nhờ đó, đời sống của người dân đã có những thay đổi rõ rệt. Các mô hình trang trại theo hướng  tổng hợp đưa một số cây trồng vật nuôi là đặc sản địa phương vào  phát triển kinh tế  như trồng rau bò khai, rau ngót rừng, giảo cổ lam, nuôi lợn đen, nuôi trâu nhốt chuồng…cũng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Đó là mô hình trang trại nuôi cá bỗng, cá anh vũ của gia đình anh Nguyễn Việt Hòa mỗi năm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng, là một điển hình phát triển kinh tế trang trại tại điạ phương.

Nếp nhà sàn của đồng bào Tày bản Nà Tông, xã Thượng Lâm. 

Anh Nguyễn Việt Hoà, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, Tuyên Quang cho chúng tôi biết, gia đinh anh nuôi 2500 con cá bỗng đến nay trọng lượng đạt trên 2 kg/con, giá bán được 250 ngàn đồng 1 kg , gia đình cũng chưa muốn bán số lượng lớn, mà chỉ bán để trang trải cuộc sống gia đình. 

Sau hai năm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bức tranh nông thôn ở Thượng  Lâm ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, quá trình duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các tiêu chí “mềm”  như môi trường, văn hóa, giảm hộ nghèo

Ông Quan Văn Sỹ,  Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lâm cho biết: Về các tiêu chí “mềm” như môi trường, thu nhập, giảm hộ nghèo để giữ được là rất khó. Tuy nhiên, chính quyền xã cũng đã rất quan tâm phối hợp với các đoàn thể để vận động, hướng dẫn nhân dân thường xuyên  vệ sinh đường làng ngõ xóm, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm từng bước hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, nâng cao đời sống người nông dân. Đặc biệt đối với những địa phương  miền núi thì việc duy trì chuẩn nông thôn mới lại khó khăn gấp bội. Với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, nhân dân xã Thượng Lâm, tin tưởng thời gian tới đời sống cho nhân dân sẽ được nâng cao.         
(Vanhien.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Hôm nay72,758
  • Tháng hiện tại903,485
  • Tổng lượt truy cập92,077,214
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây