Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú dược liệu

Thứ sáu - 28/07/2017 22:39
Đang dạy học, một thầy giáo công nghệ thông tin quyết định “bỏ ngang” về trồng cây dược liệu. Bất chấp sự phản ứng của người thân, anh đã chứng minh sự lựa chọn của mình là đúng đắn khi thu về khoản tiền tỷ mỗi năm.
 
Anh Vũ Công Định bên vườn dược liệu của mình. Ảnh: Hòa Hội.

Nảy sinh ý tưởng từ trận ốm
 
Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thông tin, Vũ Công Định (ấp Phú Hòa B, xã Phú Thuận A, Hồng Ngự, Đồng Tháp) về làm thầy giáo ở một trường cấp ba gần nhà. Được một thời gian, năm 2008, anh quyết định chia tay với nghề, làm nông dân trồng cây dược liệu.“Khi tôi nghỉ dạy thì cả nhà đều phản đối, nhưng tôi vẫn quyết tâm làm”- anh Định chia sẻ.
 
Anh Định kể, thời sinh viên, sống ở nhà trọ có lần bị sốt vào ban đêm. Lúc đó, bạn học cùng phòng, quê Phú Yên, dùng một loại củ khô sắc cho uống, chỉ vài ba giờ sau người khỏe lại. Bạn cho biết, đó là củ sâm bố chính, một loại thảo dược mọc hoang trên rừng. Từ đó, anh Định suy nghĩ tìm cách mang loài cây rừng này về trồng.
 
Bỏ dạy học, anh lặn lội ra tận Phú Yên, lên rừng tìm giống về trồng. “Sâm bố chính là cây dược liệu có công dụng chữa bệnh, mọc tự nhiên. Nếu khai thác đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt, rất phí. Vì thế, tôi quyết định đem giống về nhân để tiện cho việc chữa bệnh tại nhà và bảo tồn loài dược liệu quý này”- anh Định chia sẻ.
 
Nhà không có đất, anh Định thuê 0,3 ha đất để trồng sâm bố chính. “Máu đam mê dược liệu đã ấp ủ từ lâu nên tôi quyết phát triển lĩnh vực này ngày càng lớn mạnh”. Anh Định nói vậy nhưng không khỏi lo lắng về đầu ra sản phẩm, bởi trước giờ ở miền Tây Nam bộ nhiều người chưa biết đến loại dược liệu này. “Nếu bán không được thì để dành làm thuốc, chữa bệnh cho người thân, hàng xóm cũng được”, anh tự an ủi.
 
Ngoài sâm bố chính, anh Định nghiên cứu thêm về các loài dược liệu và đi nhiều nơi “tầm sư học đạo” về công dụng của các loài cây rừng. Bênh cạnh đó, anh vận dụng kiến thức công nghệ thông tin của mình để bán hàng online. Sau gần 1 năm trồng thử nghiệm trên đất cù lao, anh thu hoạch được 4,5 tấn dược liệu các loại và bán với giá gần 300 ngàn đồng/kg. “May mắn là khi trồng được khoảng một năm thì có khách hàng ở Hà Nội gọi điện vào nói sẽ bao tiêu hết. Thấy hiệu quả và đầu ra dần dần ổn định, tôi tiếp tục đầu tư thêm 1,5 ha trồng sâm bố chính và đinh lăng”, anh Định nói.
 
Thu tiền tỷ
 
Anh Vũ Công Định cho biết, cây dược liệu nói chung và cây đinh lăng nói riêng dễ trồng, chăm sóc, kinh phí đầu tư ban đầu ít vì bản thân lá, rễ của nó có vị đắng nên rất ít bị sâu, bệnh. Loại cây này có ưu điểm là bán được cả lá, thân, rễ (củ). Đặc biệt,thời gian trồng càng lâu, củ càng to, giá trị sẽ càng lớn. Hiện nay, trung bình mỗi năm anh bán thị trường nội địa trên 30 tấn dược liệu các loại và xuất sang Hàn Quốc 10 tấn đinh lăng, gừng đen…với doanh thu gần 30 tỷ đồng.
 
Đến nay anh đã mua được 2 ha đất, trồng gần 50 loại dược liệu. Ngoài bán sản phẩm dược liệu, anh còn cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm cho hàng chục héc ta ở trong và ngoài vùng ĐBSCL. Song song đó, anh Định còn tận tình chia sẻ, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân.
 
Được sự hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp giống của anh Định, ông Thái Hiệp Thành, người cùng ấp Phú Hòa B, cũng chuyển hướng sang trồng sâm bố chính và đinh lăng. Ông Thành cho biết, trước đây ông bị viêm loét dạ dày nhiều năm, khi uống sâm bố chính thấy hiệu quả nên ông quyết định đầu tư phát triển loại liệu dược này.
 
Ông Đỗ Văn Buôn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hồng Ngự cho biết, các loại cây dược liệu mang hiệu quả kinh tế khá cao, điều kiện tự nhiên ở địa phương rất thuận lợi để phát triển nên có nhiều khả năng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Trong thời gian tới, địa phương sẽ quy hoạch các vườn tạp ở các xã cù lao để trồng cây dược liệu.
 
                                                                                                                                                                                              Theo Hoà Hội (Báo Tiền Phong)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,058,680
  • Tổng lượt truy cập92,232,409
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây