Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú khoai lang

Thứ ba - 17/01/2017 21:16
Nông dân Tây Nam Bộ có câu:”Đói no nhờ khoai với củ/No đủ cũng nhờ củ với khoai”. Câu “ca dao” này ứng với ông Võ Văn Tước (49 tuổi, ngụ ấp Tân Dương, xã Tân Thành- Bình Tân). Ông Tước được người dân địa phương gọi là vua khoai lang nhờ mô hình luân canh lúa- khoai, mỗi thăm cho thu nhập hơn tỷ đồng.

Đến với ruộng khoai lang của ông Tước, ai cũng phải trầm trồ. Một nông dân ở cái xứ lung phèn ngày nào đã trở thành một nhà nông thời hội nhập với những thửa ruộng khoai hoàn chỉnh, thẳng tắp trong bờ bao rộng thênh thang.

Chỉ tay về phía xa xa, ông Tước, nói: “Nhờ có bờ bao khép kín do chính gia đình tôi đắp để chủ động nước, nên những vụ khoai vừa qua cho năng suất rất cao, thậm chí cao kỷ lục.

Có được như ngày hôm nay, gia đình tôi đã phải vất vả trăm bề tích góp tiền thu hoạch từng năm để có khu đất như ngày hôm nay”.

Trong mùa vụ vừa rồi, ruộng khoai lang của ông thu hoạch cho năng suất cao kỷ lục ở “vương quốc khoai lang” Bình Tân từ trước tới nay: 135 tạ/công.

Năm 2016, ông Tước xuống giống 3ha đất trồng khoai lang sữa. Sau 4 tháng, ông thu hoạch với năng suất 135 tạ/công, giá 220.000 đ/tạ.

Như vậy, mỗi công ông thu xấp xỉ 30 triệu đồng. Đợt 2 cũng đạt năng suất như đợt đầu nhưng giá cao hơn, đạt 35 triệu đồng/công. Chỉ tính riêng 30 công khoai lang đã cho thu nhập hơn 1,9 tỷ đồng/năm. Sau khi trừ chi phí, ruộng khoai của ông cho hơn 1 tỷ đồng lời.

“Do khoai vừa có màu đẹp vừa củ to nên nhiều thương lái giành nhau mua, tôi rất vui. Nhờ vậy, gia đình tôi vừa chuyển nhượng được thêm 6 công đất nữa để canh tác. Tất cả đều nhờ củ khoai lang quê tôi”- ông Tước phấn khởi.

Cách nay 6 năm, cha mẹ để lại cho ông 10 công đất, trong đó có 4 công vườn và 6 công ruộng để sản xuất nông nghiệp. Vào những ngày đầu trồng khoai lang, do không có đê bao nên năm trúng năm thất mùa, giá cả cũng bấp bênh. Thu nhập nuôi 6 miệng ăn trong gia đình cũng rất khó khăn.

Vào mùa nước nổi thì nước trắng đồng, không ai sản xuất được; khi nước vừa rút thì ai ai cũng xuống giống ồ ạt, thu hoạch đồng loạt nên “dội chợ”.

Sau nhiều năm kinh nghiệm, tôi suy nghĩ phải làm thế nào đó khác với người ta thì giá khoai mới bán được cao. Nói là làm, sau khi thu hoạch khoai lang, đến mùa nước nổi, vợ chồng ông hì hục ngoài đồng đào từng cục đất để làm thành bờ bao khép kín quanh mảnh đất của mình.

“Năm đầu tiên, gia đình tôi quyết định xuống giống nghịch vụ thử nhưng may mắn là ăn thiệt, gia đình tôi vừa trúng mùa, vừa được giá. Kể từ đó, gia đình tôi sản xuất luân phiên 1 vụ khoai- 1 vụ lúa. Cứ như thế năm nào gia đình tôi cũng trúng mùa.

Để mở rộng sản xuất, cứ sau mỗi mùa vụ, gia đình tôi lại tích cóp tiền mua thêm đất để sản xuất. Đến năm 2014, gia đình tôi đã mua được 24 công đất, tổng cộng gia đình tôi có 3ha đất sản xuất khoai lang và lúa.

Mua đất được tới đâu, tôi làm bờ bao khép kín tới đó nhằm chủ động nguồn nước để sản xuất nghịch vụ, nhờ chủ động nước nên hiệu quả cao”.

Chỉ trong năm 2015, gia đình của ông Tước sản xuất khoai lang cho thu nhập hơn 1,3 tỷ đồng. Ông Tước cho biết: “Để đón giá khoai lang tím Nhật, tôi chủ động bơm nước sớm và xuống giống 2,3ha khoai tím Nhật vào trung tuần tháng 7âl. Tổng chi phí xuống giống khoảng 85 triệu đồng.

Đến rằm tháng Chạp, tôi thu hoạch với sản lượng 50 tạ/công, giá 700.000 đ/tạ, sau khi trừ chi phí thực lãi thu được 720 triệu đồng”.

Tiếp theo đó, ông cho nước vào ngâm xử lý đất khoảng 10 ngày sau đó thì rút nước ra và xử lý 600kg vôi bột, phơi đất khoảng 10 ngày là tiếp tục xuống giống vụ 2 trên 2,3ha vào khoảng rằm tháng Giêng (2016).

Chi phí đầu tư ước khoảng 90 triệu đồng. Đến cuối tháng 6, ông thu hoạch khoai lang với giá 500.000 đ/tạ với sản lượng 55 tạ/công, sau khi trừ chi phí thực thu gần 550 triệu đồng.

Thu hoạch xong 2 vụ, ông tiến hành sạ lúa để đổi đất và hạn chế dịch hại cho mùa tới. Sau 3 tháng, trừ hết chi phí, ông còn lời hơn 70 triệu đồng.

Bên cạnh đó, ông còn tận dụng diện tích mặt nước mương và diện tích đất bờ bao trồng rau màu các loại để tăng thêm thu nhập cho gia đình với hình thức lấy ngắn nuôi dài, chỉ vậy mà thu lợi hơn 25 triệu đồng/năm. Như vậy, với 2,3ha đất sản xuất khoai lúa, gia đình ông lời hơn 1,3 tỷ đồng.

Theo ông Tước, để sản xuất cho năng suất cao, mỗi ruộng khoai cần phải có thủy lợi khép kín để đảm bảo an toàn nguồn nước trong mùa vụ, tránh tình trạng ngập úng khi mưa nhiều hoặc thiếu nước khi trời khô hạn.

Đặc biệt, trước khi xuống giống, ông thường chạy xe quanh các xã lân cận để xem tình hình xuống giống của bà con nông dân vào thời điểm nào, loại giống khoai lang nào để từ đó có thể chọn ngày xuống giống, loại khoai nào để không đụng hàng, tránh tình trạng ùn ứ, giá thấp.

Sản xuất nghịch vụ còn rất có lợi trong việc dự trữ khoai lang giống để gia đình sản xuất và bán cho những người ở địa phương, thu lợi cũng hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Ông Nguyễn Ngọc Định- Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành- nhận xét, ông Tước xứng đáng là nông dân sản xuất giỏi của tỉnh vừa được tuyên dương vào cuối năm 2016.

Ông Tước chịu khó học hỏi và có nhiều sáng kiến trong sản xuất rất hay. Trong khi nhiều người sản xuất khoai lang năm trúng năm thất thì với ông Tước năm nào cũng trúng và còn bán được giá cao.

Với cách làm này, ông Tước cũng đã hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều người ở địa phương học hỏi kinh nghiệm và đạt hiệu quả cao.

Nguồn: baovinhlong.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm228
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại873,620
  • Tổng lượt truy cập92,047,349
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây