Học tập đạo đức HCM

Vay vốn ưu đãi "vãi" xuống đất mặn, kiếm 200 triệu/năm

Chủ nhật - 24/09/2017 06:21
Từ vùng đất mặn, ít ai nghĩ có thể trồng được cây gì, nhưng anh Võ Hoàng Giang, ấp 8, xã An Xuyên, TP.Cà Mau (Cà Mau) đã biến điều không thể thành có thể khi dày công cải tạo đất và có cách trồng hay, khiến cây dưa leo lúc nào cũng tươi tốt, cho thu nhập trên 200 triệu/năm.

Biến khó khăn thành lợi thế

Theo quan điểm từ xưa, rau màu trồng trên vùng đất mặn rất khó để có thể phát triển tốt. Thế những, với tính cần cù, chịu khó, biết biến khó khăn thành lợi thế, anh Giang đã quyết tâm trồng cho bằng được. Mô hình này không những mang lại thu nhập cao cho gia đình anh, mà còn được nhiều nông dân trong xã An Xuyên học hỏi, làm theo.

 vay von uu dai 'vai' xuong dat man, kiem 200 trieu/nam hinh anh 1

Nhờ sản xuất hiệu quả, hiện tổng số vốn vay tại Ngân hàng CSXH của anh Giang là 100 triệu đồng. Ảnh: Chúc Ly

Mô hình trồng màu của anh Giang là nổi trội nhất trong ấp. Đây là mô hình làm ăn rất có hiệu quả, dù nằm trong khu nước mặn mà anh Giang đã cải tạo, trồng được 4 vụ màu trong năm là một điều đáng khen”.

Ông Nguyễn Văn Hậu

Từ khi lập nghiệp, anh Giang và vợ là chị Lê Thị Thắm chỉ có 2,5 công đất vườn, chủ yếu là đất mặn. Gia đình anh nuôi tôm, cá trên đất này, nhưng hiệu quả không cao, cuộc sống rất khó khăn.

Quyết chí làm ăn, anh Giang đi học hỏi kinh nghiệm từ người thân ở xã Lý Văn Lâm (TP.Cà Mau). Đến năm 2010, anh đã mua thêm 2,5 công đất vườn, rồi cải tạo đất, trồng các loại rau màu như dưa leo, bí đao, bầu, mướp..., bước đầu tuy gặp nhiều khó khăn nhưng cũng dần ổn định.

Chia sẻ về kinh nghiệm sau 6 năm trồng hoa màu trên đất mặn, anh Giang cho biết: Tùy theo đặc tính của mỗi giống dưa leo, mình sẽ có cách chăm sóc, bón phân thuốc phù hợp.

Một đặc điểm quan trọng được anh Giang chia sẻ khi trồng màu trên đất mặn là cần cung cấp đầy đủ nước tưới và phải có hệ thống tưới tại chỗ để chủ động trong canh tác. Chính vì vậy, hiện nay anh Giang đã đầu tư hoàn thiện hệ thống tưới nước trên toàn diện tích trồng màu của gia đình. Nhờ đó anh có thể luân canh 3-4 vụ màu/năm.

Thành công không ngờ

Sau nhiều năm tích lũy, nay anh Giang đang có tổng cộng 8.000m2 đất trồng màu luân canh hằng năm. Hiện ruộng dưa leo của anh Giang đang bước vào giai đoạn thu hoạch, với diện tích 1.500m2 đất, mỗi ngày anh xuất bán khoảng 250kg dưa, bình quân thu nhập trên 1 triệu đồng.

Nói về mô hình trồng của anh Giang, ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Xuyên, cho rằng: “Mô hình trồng màu của anh Giang là nổi trội nhất trong ấp. Đây là mô hình làm ăn rất có hiệu quả, dù nằm trong khu nước mặn mà anh Giang đã cải tạo, trồng được 4 vụ màu trong năm là một điều đáng khen. Thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ quảng bá, giới thiệu mô hình trồng màu của anh Giang cho nhiều nông dân đến tham quan, học hỏi”.

Không chỉ ăn nên làm ra từ mô hình trồng màu trên đất mặn, anh Giang còn nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm cho bà con nông dân trong và ngoài địa phương.

Ông Nguyễn Văn Hậu - Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn, cho biết: Trước đây gia đình anh Giang là hộ thiếu đất, tư liệu sản xuất, đời sống còn nhiều khó khăn. Do chí thú làm ăn nên được chính quyền địa phương và Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét cho vay, trong đó có sự chứng kiến của Trưởng ấp và Hội Nông dân xã nhận ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), để trình UBND xã phê duyệt và đề nghị xem xét cho vay. 

Được biết, ban đầu anh Giang được vay vốn 20 triệu đồng theo chương trình giải quyết việc làm để trồng màu. Mô hình đạt hiệu quả, tăng thu nhập và cải thiện được cuộc sống gia đình. Qua 2 năm vay vốn, do chấp hành tốt các quy định, trả nợ đúng hạn. Đồng thời, mô hình trồng màu của anh phát triển tốt nên được tiếp tục xét cho vay để mở rộng mô hình, với số tiền 50 triệu đồng.

Theo Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Cà Mau, hiện nay tổng số tiền anh Giang vay tại Ngân hàng CSXH là 100 triệu đồng, chương trình giải quyết việc làm; gửi tiền tiết kiệm nơi cho vay hàng tháng thông qua tổ Tiết kiệm và vay vốn được 6,5 triệu đồng.

Theo Chúc Ly/Bao Dân Viêt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm250
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại200,858
  • Tổng lượt truy cập92,578,522
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây