Học tập đạo đức HCM

Vỗ béo bò thịt ở Lạng Sơn: Hiệu quả nhiều mặt

Thứ hai - 18/12/2017 06:11
Lạng Sơn là tỉnh miền núi với diện tích phần lớn là đất đồi rừng, có nhiều bãi chăn thả, có diện tích đất trồng cỏ, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào nên thuận lợi cho việc chăn thả và phát triển chăn nuôi gia súc.
 

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi của Lạng Sơn vẫn chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh vốn có, chăn nuôi chủ yếu theo hình thức quảng canh tận dụng, ít đầu tư, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung, phần lớn người chăn nuôi chưa biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, do đó, năng suất, sản lượng thấp. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi chưa cao, chưa tạo ra được những sản phẩm có chất lượng đáp ứng  nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội.

Năm 2017, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lạng Sơn thực hiện mô hình “Vỗ béo bò thịt trong nông hộ”. Để triển khai mô hình có hiệu quả, đồng thời tạo sự lan tỏa đối với người chăn nuôi trong vùng, Trung tâm Khuyến nông Lạng Sơn đã chủ động phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tiến hành khảo sát, lựa chọn địa điểm và các hộ có đủ điều kiện theo quy định để triển khai.

Mô hình được thực hiện từ tháng 6/2017 với quy mô 205 con và 70 hộ của 3 xã miền núi thuộc huyện Bình Gia là Hồng Thái, Tân Văn và Tô Hiệu.

Bò vỗ béo trong mô hình là bò không sử dụng vào mục đích sinh sản, cày kéo và lấy sữa, bò đực nuôi hướng thịt. Kỹ thuật áp dụng theo quy trình kỹ thuật vỗ béo bò thịt trước khi giết thịt của Cục Chăn nuôi ban hành. Lượng thức ăn tinh bình quân 3 kg/con/ngày, thức ăn thô xanh bình quân 25 -30 kg/con/ngày, nuôi nhốt tại chuồng, cung cấp đầy đủ nước sạch, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và tẩy nội, ngoại ký sinh trùng trước khi nuôi vỗ béo.

Các hộ tham gia mô hình  được tập huấn kỹ thuật; được hỗ trợ 50% vật tư bao gồm: thức ăn hỗn hợp và thuốc điều trị nội, ngoại ký sinh trùng, 50% vật tư còn lại, con giống, thức ăn thô xanh và công chăm sóc do các hộ tham gia mô hình đóng góp.

Trong quá trình thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kết hợp cùng khuyến nông viên, nhóm trưởng theo dõi đo khối lượng tăng trọng hàng tháng cũng như kiểm tra giám sát, đôn đốc, hướng dẫn các hộ dân chăm sóc, phòng trừ bệnh kịp thời và vệ sinh chuồng trại, máng ăn, nước uống cho đàn bò.

Sau 3 tháng vỗ béo, đàn bò ở các hộ gia đình đều sinh trưởng, phát triển tốt, không có dịch bệnh, trọng lượng bò tăng bình quân 725g/con/ngày. Lợi nhuận đạt trung bình 3.778.000 đồng/con (tương đương 1.259.000 đồng/tháng). Trong khi đó, nuôi bò không áp dụng quy trình vỗ béo, với giá bán cùng thời điểm cho lợi nhuận 2.070.000 đồng/con (tương đương 690.000 đồng/tháng).

Theo đánh giá, mô hình thực hiện khá hiệu quả, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương và nhu cầu của người  chăn nuôi. Thông qua mô hình các hộ nắm vững kỹ thuật vỗ béo bò thịt để tiếp tục duy trì, mở rộng quy mô đàn bò vỗ béo của gia đình, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, ổn định đời sống. Áp dụng kỹ thuật vỗ béo bò thịt sẽ tăng năng suất, sản lượng, chất lượng thịt bò tiến tới sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường, đồng thời giúp cho chính quyền địa phương có hướng chỉ đạo chuyển dịch chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nông dân, góp phần thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Nguyễn Thị Hả/kinhtenongthon.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập390
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại878,703
  • Tổng lượt truy cập92,052,432
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây