Học tập đạo đức HCM

Võ sư 8x lập nghiệp với lan rừng

Thứ hai - 27/07/2015 22:04
Ngoài công việc chính là nhân viên ngân hàng, Vũ Huy Hoàng còn dành đam mê cho cây cảnh và võ thuật. Võ sư trẻ đang sở hữu một vườn lan rừng cho doanh thu hơn 2 tỷ đồng mỗi năm ở Đà Lạt.

Năm 2003, Hoàng một mình từ Thanh Hóa lên vùng đất cao nguyên học đại học, ngành tài chính kế toán. Cũng như bao sinh viên nghèo khác, Hoàng phải tìm việc làm thêm ở các nhà vườn để trang trải việc học, bớt gánh nặng cho gia đình.

Ban đầu, qua bạn bè giới thiệu, Hoàng đến làm công cho những chủ vườn hoa cúc, hồng ở Đà Lạt. Do thích nghi nhanh, không lâu sau từ việc phải đảm nhận những khâu nặng nhọc do không có tay nghề, Hoàng đã được chủ vườn giao việc tỉa cành, hoa, cắt ghép... Ngoài học hỏi từ chủ vườn, Hoàng dành nhiều thời gian để tra cứu tài liệu, nhưng ban đầu cũng chỉ trồng vài giò treo trong nhà trọ cho vui.

lan-1_1437707729.jpg

Vũ Huy Hoàng có niềm đam mê đặc biệt với lan rừng. Ảnh: Quốc Dũng

Tốt nghiệp đại học, Hoàng xin việc ở huyện Đức Trọng (cách Đà Lạt 30km). Khi tương đối ổn định, anh bắt đầu thực hiện đam mê với lan rừng và võ thuật. Lúc đầu vì ít vốn, Hoàng chỉ gây giống lan rừng để chơi như thú tiêu khiển, còn ban ngày đi làm ở cơ quan, ban đêm huấn luyện võ thuật.

Năm 2012, thấy nhu cầu chơi lan rừng rất lớn, Hoàng quyết định đầu tư 50 triệu đồng trồng 100m2 đất đầu tiên. Lần thử nghiệm này khá thành công nên bước qua năm sau, anh quyết định vay 400 triệu mở rộng diện tích vườn lên 600m2, đồng thời thành lập doanh nghiệp trồng, kinh doanh lan. Sản phẩm từ vườn của Hoàng không đủ cung cấp cho thị trường miền Bắc và miền Trung nên anh nhận bao tiêu thêm sản phẩm cho nhiều vườn lan khác. Hoàng cho biết, doanh thu năm 2014 từ việc trồng và kinh doanh lan rừng của anh đạt gần 2,5 tỷ đồng, lãi trên 500 triệu.

Để đa dạng sản phẩm cung cấp cho thị trường, Hoàng dạn nhập thêm giống từ Pháp, Thái Lan, Đài Loan nên hiện trong vườn của anh có trên 30 loại lan rừng khác nhau. Ngoài ra, Hoàng còn dành nhiều thời gian để nghiên cứu, duy trì nguồn gen, đặc biệt là những giống lan đặc hữu của vùng cao nguyên như long tu, giã hạc Di Linh, châu như, thủy tiên mỡ gà...

Chia sẻ về thành công đến khá nhanh chỉ sau thời gian ngắn chuyển sang làm chuyên nghiệp, Hoàng cho rằng phải luôn tìm tòi để có sản phẩm mới và chú ý đến thị hiếu của người chơi. Hiện anh đang tập trung phát triển các giống lan thân thòng (giống lan thân dài, rủ xuống) do thị trường ưa chuộng. Dòng lan này dễ chăm sóc, nhân giống tốt và có giá trị kinh tế cao.

Theo vnexpress.net
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay22,960
  • Tháng hiện tại1,103,843
  • Tổng lượt truy cập92,277,572
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây