Học tập đạo đức HCM

Vững tin giảm nghèo

Thứ năm - 18/07/2013 09:41
Sau 10 năm (2003-2012) tham gia hoạt động ủy thác tín dụng ưu đãi với Ngân hàng CSXH, các cấp Hội Cựu chiến binh Việt Nam (CCBVN) đã góp phần giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho hội viên.
Phó Chủ tịch Hội CCBVN Nguyễn Văn Đạo cho biết, tính đến ngày 30.5.2013, dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH ủy thác qua Hội CCBVN đạt hơn 17.181 tỷ đồng, với hơn 1,042 triệu hộ hội viên đang có dư nợ. 
Nhiều hội viên Hội CCB thị trấn Quan Hóa (Quan Hóa, Thanh Hóa) vay vốn ưu đãi đầu tư nuôi thỏ sinh sản.
Nhiều hội viên Hội CCB thị trấn Quan Hóa (Quan Hóa, Thanh Hóa) vay vốn ưu đãi đầu tư nuôi thỏ sinh sản.

Xưa thắng giặc, nay thắng nghèo

Năm 2006, thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) của Hội CCB, ông Hoàng Văn Túc, hội viên thôn Nà Coóc, xã Bộc Bố (Pác Nặm, Bắc Kạn) vay 20 triệu đồng vốn hộ nghèo từ Ngân hàng CSXH. Ông Túc dùng số vốn vay được đầu tư cải tạo hơn 2.000m2 ruộng lúa năng suất thấp sang làm ao nuôi cá. 5 năm trở lại đây, ao cá gia đình ông Túc luôn cho thu nhập 30 triệu đồng/năm. Gia đình CCB Lê Văn Hoàng, ấp Tân An, xã Tân Xuân (Ba Tri, Bến Tre) cách đây chưa lâu vẫn thuộc diện nghèo. Năm 2010, ông Hoàng được vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH. Với số vốn vay cùng với gom thêm 4 triệu đồng tiết kiệm của gia đình, ông mua được cặp bò mẹ. Sau gần 1 năm, cặp bò mẹ đẻ 2 bê con. Nuôi một thời gian, ông bán cặp bê được 26 triệu đồng. Hiện gia đình ông có 3 con bò mẹ, trong đó 2 con sắp đẻ, 1 con mới đậu tinh. “Từ khi vay vốn nuôi bò sinh sản, mỗi năm gia đình tôi có thêm khoản thu nhập hơn 20 triệu đồng...” - ông Hoàng chia sẻ.

Theo Hội CCBVN, qua khảo sát ở các địa phương, chỉ sau 1-3 năm vay vốn ưu đãi, hội viên không chỉ trả được nợ gốc và lãi mà còn có tiền tiết kiệm. Tại nhiều địa phương, không chỉ dư nợ tín dụng tăng mà chất lượng tín dụng cũng ngày càng được nâng cao. 

Ông Nguyễn Đình Minh - Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh Nghệ An cho biết, nếu như năm 2003, dư nợ vốn ưu đãi qua “kênh” Hội CCB trên địa bàn tỉnh chỉ vỏn vẹn hơn 33,3 tỷ đồng, thì đến nay tới hơn 1.172 tỷ đồng, tăng gấp 35 lần. “Với tinh thần xưa thắng giặc, nay thắng đói nghèo, nhiều hội viên đã đầu tư hiệu quả vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nuôi con em ăn học…” - ông Minh cho hay.

Giải ngân theo dự án

Triển khai các dự án kinh tế tiểu vùng sử dụng vốn vay ưu đãi là cách làm đã được Hội CCBVN và Ngân hàng CSXH thống nhất thực hiện. Từ năm 2004, cách làm này đã cho hiệu quả tốt khi triển khai thí điểm ở Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Yên Bái, Lai Châu... Tại 2 dự án chăn nuôi và nuôi cá với số vốn đầu tư ban đầu 800 triệu đồng do Hội CCB tỉnh Hòa Bình là chủ đầu tư, sau 2 năm triển khai, đến nay đàn bò đã tăng thêm 100 con; 10 lồng cá phát triển tốt. Tại Phú Thọ, Hội CCB đã xây dựng được 83 dự án cho các huyện, xã miền núi đặc biệt khó khăn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng huyện Thanh Sơn trong 3 năm phát triển được hơn 300 con trâu, bò; tạo việc làm cho hơn 100 lao động… 

"Những năm tới, Hội CCB VN tiếp tục phối hợp hiệu quả với Ngân hàng CSXH trên cả 3 mặt công tác là làm tốt vai trò ủy viên Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện hoạt động ủy thác và góp phần giám sát, phản biện hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi...”.
Ông Nguyễn Văn Lý - 
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH


Ông Đinh Văn Thiện - Chủ tịch Hội CCB xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn cho biết, năm 2006, dự án chăn nuôi bò sinh sản được Ngân hàng CSXH cho vay 500 triệu đồng với 50 hộ tham gia. Sau 3 năm, số bò dự án đã tăng lên 197 con, trị giá hơn 1,9 tỷ đồng. Ngoài ra, bà con trồng được 1,6ha cỏ, tu sửa, làm mới 58 chuồng trại. 100% hộ vay đã trả nợ gốc, lãi đúng kỳ hạn tạo niềm tin cho nhiều hộ ở địa phương về phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập… 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập203
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm202
  • Hôm nay27,348
  • Tháng hiện tại220,441
  • Tổng lượt truy cập92,598,105
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây