Học tập đạo đức HCM

Xây dựng NTM tiên tiến, kiểu mẫu

Thứ tư - 11/04/2018 22:06
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) qua 7 năm thực hiện đã giúp chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề đầy đủ và toàn diện hơn.

16-33-39_123
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm một xã NTM của tỉnh Hà Tĩnh

Có những việc trước đây nhiều người dám chắc không thể có được, nhưng nay đã là hiện thực. Bộ mặt nông thôn đã đổi thay rõ rệt.  

Chuyển biến tích cực

Chương trình xây dựng NTM đã làm thay đổi nhận thức của đại đa số người dân nông thôn. Từ chỗ nặng về trông chờ, ỷ nại vào đầu tư của nhà nước, nay đã tự chủ, tự tin và tích cực tham gia vào xây dựng NTM ngay từ gia đình mình, thôn ấp của mình.

Đối với đa số cán bộ cấp cơ sở, trình độ của họ đã được nâng lên rõ rệt. Họ không chỉ biết cách xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện 1 dự án mà còn rất trưởng thành trong cách vận động quần chúng, thực hành dân chủ khi thực thi công vụ…

Cán bộ cấp tỉnh, cấp Trung ương cũng có thay đổi về nhận thức, từ chỗ coi nhẹ nông nghiệp, không quan tâm đến xây dựng nông thôn thì nay đã hiểu thêm: xây dựng NTM, xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa đủ sức cạnh tranh quốc tế là việc làm thiết thực của CNH-HĐH đất nước.

Hệ thống cơ chế, chính sách để vận hành Chương trình xây dựng NTM đã được hình thành cơ bản, đáp ứng nhanh các yêu cầu của địa phương, có nhiều giải pháp đột phá. Với việc chuyển hướng theo tiêu chí “cứng”, tiêu chí “mềm”, nhiều địa phương đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, chủ động ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương.

Ở những địa phương đã đạt chuẩn NTM, công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng các tiêu chí trong giai đoạn 2 đã được chú trọng, trong đó, đã có địa phương chủ động chỉ đạo thí điểm triển khai mô hình NTM kiểu mẫu, NTM tiên tiến.

Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. SX nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến; việc ứng dụng công nghệ cao vào SX nông nghiệp đã được nhiều địa phương chỉ đạo thực hiện; mô hình HTX kiểu mới đã hình thành ở hầu khắp các xã, trong đó, nhiều HTX đã tham gia vào chuỗi liên kết phát triển SX, góp phần tích cực nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn; môi trường, cảnh quan nông thôn đã và đang được cải thiện nhiều.

Mạng lưới điện quốc gia đã bao phủ đến 100% số xã và 97,8% số thôn; 99,7% số xã đã có trường tiểu học và trường mẫu giáo; 99,5% số xã có trạm y tế xã; 60,8% số xã có chợ; 58,6% số xã có nhà văn hoá…

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, giao thông nông thôn trong hơn 7 năm vừa qua, đã hoàn thành một khối lượng hơn gấp 5 lần của giai đoạn 2001 - 2010, có 99,4% tổng số xã trên cả nước có đường ô tô đến trung tâm xã, đặc biệt ở những địa bàn vùng núi cao, địa hình phức tạp, hệ thống đường giao thông được bê tông hóa đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Qua đó, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, nông sản, nâng cao thu nhập cho người dân.  

Xây dựng NTM gắn giữ gìn văn hóa

Cũng phải kể thành tựu lớn nữa là SX. Các địa phương đã tập trung đầu tư và đã phát triển được khoảng 21.000 mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng.

Nhiều địa phương đã chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đạt kết quả tích cực, hình thành những vùng chuyên canh cây trồng có giá trị kinh tế cao theo mô hình cánh đồng lớn; phát triển các mô hình NTM gắn với SX nông nghiệp sạch theo quy trình chuẩn, hình thành chuỗi liên kết, mô hình NTM gắn với du lịch sinh thái...

Chúng ta cũng đang tiếp cận vào phong trào “Mỗi xã Một sản phẩm - OCOP” trên quy mô toàn quốc. Đây được xem là một giải pháp rất cụ thể để phát triển kinh tế nông thôn theo trục sản phẩm cấp huyện, xã.

Trong quá trình xây dựng NTM, chúng ta đã nhìn thấy làm hạ tầng thì dễ, làm kinh tế thì khó. Có ý kiến cho rằng, suy thoái kinh tế có thể phục hồi, nhưng suy thoái văn hóa là vô cùng khó.

Thay đổi bộ mặt nông thôn tuy đã có kết quả tích cực, nhưng nhiều nơi phát triển thiếu định hướng dài hạn, nhất là về công tác quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất, định hướng kiến trúc cảnh quan nông thôn, nhiều nơi đạt chuẩn NTM nhưng lại phai mờ bản sắc văn hóa làng quê.

Chúng ta đã có những giải pháp về giao quyền cho các tỉnh tự quyết các tiêu chí “mềm”, các giải pháp có tính chiến lược, dài hạn về phát triển kinh tế nông thôn.

Sau khi có hơn 3.200 xã đạt chuẩn, đến nay chúng ta nhận thấy nhu cầu đặc biệt cấp bách về cải tạo cảnh quan nông thôn phải gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa, phải xây dựng nông thôn có thu nhập cao hơn, nông thôn phải trở thành “Miền quê đáng sống”.

Nhiều địa phương đã xuất hiện những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong những vấn đề trên, một số tỉnh đã ban hành tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu, như Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thái Nguyên, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh, Lào Cai, Quảng Ngãi. Riêng 2 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Ninh còn ban hành tiêu chí vườn mẫu. Đây là những cách làm đúng hướng, vừa giúp tăng thu nhập, vừa tạo được cảnh quan nông thôn xanh-sạch-đẹp-an toàn.

Chủ trương chỉ đạo của Chính phủ đối với xây dựng NTM ở cấp xã, huyện đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là “NTM nâng cao”, là “NTM kiểu mẫu”. Việc xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu như Hà Tĩnh đã triển khai sẽ tạo nền tảng quan trọng để hướng tới xây dựng xã NTM bền vững.

Với kinh nghiệm và cách làm từ Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Đồng Nai vừa qua, chúng ta đã có thể rút ra được kinh nghiệm, phương pháp và cách làm, để có thể đề xuất Chính phủ cho phép chỉ đạo triển khai xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu trên phạm vi cả nước.

Cần lưu ý là không chỉ bó hẹp làm khu dân cư, vườn mẫu, mà cần bao trùm lên cả về kiến trúc các công trình công cộng như nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, chợ, vườn hoa trung tâm, các công trình vượt lũ, cần quan tâm cả về chất liệu làm đường sá, hàng rào, hệ thống xử lý nước thải, rác thải, vật liệu công trình… đảm bảo văn minh, hiện đại, an toàn, phù hợp điều kiện địa phương.

Theo Đặng Văn Cường/Báo Nông Nghiệp.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại928,328
  • Tổng lượt truy cập92,102,057
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây