Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới: Niềm tin từ những miền quê cách mạng

Chủ nhật - 20/08/2017 23:37
Những ngày tháng Tám lịch sử, không khí thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới diễn ra hết sức sôi động. Tất cả hướng đến mục tiêu đến năm 2020 cả tỉnh có 40 xã về đích nông thôn mới.

Khu dân cư văn hóa Tân Lập, xã Tân Trào (Sơn Dương).  Ảnh: Việt Hòa

Tân Trào (Sơn Dương) là một trong những xã đầu tiên của tỉnh được công nhận là xã nông thôn mới vào năm 2014. Ông Hoàng Cao Khải, Chủ tịch UBND xã Tân Trào khẳng định, quan điểm của xã sau khi về đích nông thôn mới là không ngừng nâng cao đời sống của người dân. Từ nhiều nguồn vốn, xã đã giúp người dân vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập. Từ 575 hộ nghèo khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, hiện Tân Trào còn 67 hộ nghèo, 83 hộ cận nghèo; thu nhập bình quân đầu người từ 8,5 triệu đồng/người/năm giờ đã đạt 26,2 triệu đồng/người/năm. Trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có thu nhập ổn định, trở thành điển hình trong xây dựng nông thôn mới.

Từ sự bảo trợ của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Tân Trào được hỗ trợ 200 con bò cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Sau gần 4 năm, hiện nay xã đã luân chuyển 126 con bò cho các hộ tiếp tục được tiếp cận, tăng tổng đàn bò của xã lên gần 500 con. Ông Ngô Văn Nam, thôn Cả, xã Tân Trào vừa được luân chuyển 1 con bò sinh sản đầu năm 2017. Ông Nam cho biết, sau khi được luân chuyển bò, gia đình ông mua thêm 1 con bò sinh sản để chăn nuôi. 

Cũng ở Tân Trào, mô hình nuôi gà của gia đình bà Dương Thị Năm, dân tộc Dao, thôn Thia đã được nhiều người dân trong xã đến học tập, nhân rộng. Theo bà Năm, mô hình được hỗ trợ từ Dự án hỗ trợ sản xuất của chương trình nông thôn mới, đây cũng là mô hình điểm của xã trong chăn nuôi quy mô hàng hóa. Hiện gia đình bà phát triển mô hình lên 1.000 con, trong đó có 500 gà thịt, 500 gà lấy trứng. Từ mô hình nhà bà Năm, nhiều hộ trong xã cũng đã xây dựng chuồng trại, chăn nuôi gà theo quy mô hàng hóa như hộ ông Nguyễn Đức Ân, Lý Văn Dư, thôn Tân Lập... 


Mô hình trồng thanh long của hộ gia đình chị Hoàng Thị Phong, thôn Bòng, xã Tân Trào 
(Sơn Dương) cho thu nhập ổn định. Ảnh: Việt Hòa

Phát huy truyền thống vùng quê cách mạng, đồng bào các dân tộc xã nông thôn mới Kim Bình (Chiêm Hóa) luôn cần cù lao động, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, người dân ở Kim Bình đã từng bước tạo ra diện mạo mới cho quê hương. Từ nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nông thôn, Kim Bình đã xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng cây đặc sản; xây dựng xưởng chế biến mắm cá ruộng với diện tích 120 m2, tổng kinh phí đầu tư trên 600 triệu đồng.

Sản phẩm mắm cá của Kim Bình đã được đăng ký chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và có thương hiệu là “Mắm cá Cổ Linh”. Qua đó, giúp người dân ổn định cuộc sống, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn hơn 6,3%... Kinh nghiệm của Kim Bình là phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân, theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi. Khi phát huy được tinh thần chủ thể của người dân thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Điển hình như để xây dựng nhà văn hóa thôn bản, bình thường sẽ phải đầu tư khoảng 600 triệu đồng/nhà nhưng nhờ có sự đóng góp và giám sát của người dân nên chi phí đầu tư giảm còn 310 triệu đồng/nhà văn hóa...

Sự trù phú, ấm no của vùng quê cách mạng đã trở thành niềm tin, là động lực để các xã trong tỉnh cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Tại huyện vùng cao Lâm Bình, công cuộc xây dựng nông thôn mới đang được các xã triển khai tích cực. Xã Khuôn Hà phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm nay. Theo báo cáo của UBND xã Khuôn Hà, đến nay xã Khuôn Hà đã thực hiện đạt 14/19 tiêu chí. Như vậy, để đạt chuẩn nông thôn mới, xã cần thực hiện xong 5 tiêu chí là: Cơ sở vật chất văn hóa, trường học, nhà ở dân cư, thu nhập và hộ nghèo.

Căn cứ tình hình phát triển, khả năng thu nhập của người dân và hiệu quả kinh tế các mô hình, dự án sản xuất trên địa bàn xã, dự kiến năm 2017 thu nhập toàn xã đạt khoảng 107 tỷ đồng; bình quân thu nhập ước đạt trên 27 triệu đồng/người/năm. Để đời sống người dân không ngừng được cải thiện, Khuôn Hà tập trung xây dựng các mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của xã như: Nuôi vịt lấy trứng, trồng rau bò khai, rau ngót rừng; đồng thời phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Nà Muông - 1 trong những thôn đã được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch địa phương. 


Quang cảnh xã Lăng Can - Trung tâm huyện lỵ Lâm Bình đang trên đà phát triển.

Là xã trung tâm của huyện lỵ Lâm Bình, xã Lăng Can đặt mục tiêu hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2018. Anh Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Lăng Can cho biết, hiện xã đạt 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 5 tiêu chí còn lại là môi trường và an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, thu nhập, hộ nghèo.

Trong năm nay, xã phấn đấu hoàn thành tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm. Theo đó, các hộ phải hoàn thành 197/475 nhà tắm, 186 nhà vệ sinh, 99/246 chuồng trại chăn nuôi đạt chuẩn nông thôn mới. Để đạt được tiêu chí này, xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức đoàn thể chính trị trong xã, hướng dẫn đoàn viên, hội viên thực hiện xây dựng 3 công trình vệ sinh, chỉnh trang khuôn viên nhà ở, vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Hiện Lăng Can cũng đã xây dựng xong đường vào khu nghĩa trang tại thôn Nặm Đíp. 

Xã Thái Hòa (Hàm Yên) cũng đang dồn sức về đích nông thôn mới trong năm nay. Bí thư Đảng ủy xã Ngô Minh Hòa cho biết, thời gian qua, người dân đã đóng góp hàng nghìn công lao động, hoàn thành 30/30 công trình thủy lợi, cơ bản đáp ứng sản xuất nông - lâm nghiệp và dân sinh; kiên cố hóa được 41 km kênh mương nội đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 23 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã hiện còn 7,8%. Hiện xã đang tập trung thực hiện 7 tiêu chí còn lại, bao gồm: Giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, nhà ở dân cư, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm. 

Trong năm nay, toàn tỉnh có 7 xã đăng ký về đích nông thôn mới, bao gồm: Khuôn Hà (Lâm Bình), Hòa Phú (Chiêm Hóa), Thái Hòa (Hàm Yên), Trung Môn, Kim Phú (Yên Sơn), Đại Phú, Hồng Lạc (Sơn Dương). Trước đó toàn tỉnh đã có 16 xã về đích nông thôn mới. Sự chung sức, đồng lòng của người dân, sự quyết tâm, năng động của chính quyền các xã đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn từng ngày. Mỗi người dân đều nỗ lực góp sức mình xây dựng quê hương cách mạng, xứng đáng với truyền thống hào hùng năm xưa.

Theo Trần Liên/Tuyên Quang.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập739
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại770,025
  • Tổng lượt truy cập93,147,689
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây